>>> Triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về Vùng Đồng bằng sông Hồng: Bộ Công Thương đề xuất 5 nhiệm vụ

>>> 21 chỉ tiêu cụ thể phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng

Địa bàn chiến lược

Vùng đồng bằng sông Hồng hiện gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chiếm 6,42% diện tích (khoảng 21,278 nghìn km2). Đây được xác định là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo; là cửa ngõ phía Bắc của đất nước và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc – thị trường rộng lớn nhất thế giới. Đồng thời là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa quốc tế. Vùng đồng bằng Sông Hồng được định hướng sẽ dẫn dắt nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước.

Mỗi một địa phương của vùng Đồng bằng sông Hồng đều gắn với những tiềm năng, thế mạnh của mình

Mỗi một địa phương của vùng Đồng bằng sông Hồng đều gắn với những tiềm năng, thế mạnh của mình

Đánh giá về vị trí chiến lược của vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Vùng đồng bằng sông Hồng có hệ thống giao thông kết nối đồng bộ với đầy đủ 5 phương thức vận tải (đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng không và cảng biển) kết nối với 4 tuyến hành lang kinh tế liên vùng và quốc tế, gồm: Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; Hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; Hành lang kinh tế Bắc – Nam (có tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam) tham gia vào tuyến hành lang xuyên Á; Hành lang kinh tế ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình, tạo thuận lợi phát triển các loại hình dịch vụ, đặc biệt là logistics, là điểm trung chuyển hàng hóa cho các tỉnh phía Bắc. Vùng biển có diện tích lớn, có tiềm năng lớn phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và dịch vụ”.

Để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội của vùng đồng bằng Sông Hồng, ngày 23/11/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 30 về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đến ngày 8/2/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 14 về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Các doanh nghiệp logistics ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh

Các doanh nghiệp logistics ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh

Theo ông Nguyễn Chí Dũng – Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nghị quyết số 14 được ban hành trên cơ sở bám sát các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị nhằm xây dựng và phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030 trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn có giá trị kinh tế cao; trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước; đi đầu về phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; có hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại, đô thị thông minh, có tính kết nối cao…

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ

Trong định hướng phát triển, mỗi một địa phương của vùng đồng bằng sông Hồng đều gắn với những tiềm năng, thế mạnh của mình, hình thành các chuỗi đô thị, đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa. Trong đó, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ; chuỗi đô thị tại các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Ninh Bình và Nam Định gắn với phát triển kinh tế biển; chuỗi đô thị tại tỉnh Hưng Yên, Hà Nam gắn với hạ tầng y tế – giáo dục cấp vùng và giảm tải cho các đô thị lớn; chuỗi đô thị thuộc các hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ, logistics.

>>> Vùng đồng bằng Sông Hồng và định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Theo các chuyên gia nhận định, để vùng đồng bằng sông Hồng phát triển bền vững, các cấp, các ngành cần đổi mới tư duy phát triển, đẩy mạnh quyết tâm xây dựng và phát triển vùng, nhất là liên kết vùng, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng hệ thống đô thị thông minh, hiện đại, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phân bổ nguồn lực và quan hệ đối ngoại nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng; giải quyết các vấn đề quốc gia tại vùng, các vấn đề liên ngành, liên vùng. Một trong những vấn đề cốt lõi để vùng đồng bằng sông Hồng phát triển đó là cần chú trọng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn thông qua ứng dụng tiến bộ KHCN.

Theo ông Huỳnh Thành Đạt – Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cần phải tăng cường đầu tư, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho KHCN và đổi mới sáng tạo. Bảo đảm chi cho KHCN và đổi mới sáng tạo từ 2% trở lên trong tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp KHCN. Cùng với đó, phát triển hệ thống các trung tâm đổi mới sáng tạo vùng, các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo nhằm phát triển, tích hợp hình thành các cụm liên kết đổi mới sáng tạo với các khu công nghệ cao, trường đại học, viện nghiên cứu. Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, mua bán, chuyển giao các sản phẩm KHCN, triển khai các mô hình, giải pháp đổi mới sáng tạo, bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa.

Doanh nghiệp vận tải ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động kinh doanh

Doanh nghiệp vận tải ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động kinh doanh

Còn theo ông Keiju Mitsuhashi – Phó Giám đốc quốc gia Ngân hàng Châu Á (ADB) tại Việt Nam, vùng Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng chiến lược đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, vùng đồng bằng sông Hồng đang phải đối mặt với nhiều thách thức cho sự phát triển lâu dài của mình. Đó là tác động của biến đổi khí hậu, mật độ dân số cao nhất cả nước, cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị chưa được hiện đại hóa cao…

Cũng theo ông Keiju Mitsuhashi, trong thời gian tới, để hỗ trợ vùng đồng bằng sông Hồng giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu, kết nối vùng và phát triển đô thị, ADB đang tiếp tục xem xét tài trợ cho 4 dự án và làm việc với Bộ NN&PTNT để quản lý rủi ro lũ lụt tổng hợp. Các dự án này đều sẽ ứng dụng công nghệ thông minh trong phát triển đô thị toàn diện ở khu vực. Đồng thời, ADB tiếp tục sẵn sàng làm việc với các bộ, ngành và địa phương liên quan để hỗ trợ khu vực trong hành trình phát triển không ngừng.

 

 

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]