Phụ thuộc về kinh tế, ắt sẽ dẫn đến các nhượng bộ khác, như đất đai lãnh thổ, hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên…- những thứ này không mua được bằng tiền.
>> Thảm họa cuối “Vành đai và Con đường”
Thập kỷ đầu tiên của sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) đã chứng kiến dòng đầu tư, cho vay ồ ạt khởi phát từ Trung Quốc đến các quốc gia nhỏ, nghèo, thể chế kém minh bạch.
Theo nghiên cứu của AidData, tổ chức trực thuộc Đại học William & Mary (Hoa Kỳ), trong 5 năm đầu tiên của BRI, chi tiêu phát triển ở nước ngoài của Trung Quốc trung bình cao hơn gấp đôi so với chi tiêu tương đương của Mỹ, đạt mức đáng kinh ngạc là 120 tỷ USD vào năm 2016.
Việc cho vay quá đà gây ra mối lo ngại rộng rãi rằng, Bắc Kinh đang tạo gánh nặng cho các quốc gia bằng những khoản nợ không thể chi trả. Rất nhiều vụ vỡ nợ thực sự xảy ra như trường hợp Sri Lanka, báo động mất cân đối tài khóa mức độ rất nguy hiểm ở Ecuador, Djibuti, Angola, Maldives.
Điều kiện vay dễ dàng cộng hưởng với cơ chế kiểm soát tài chính ở các nước sở tại có vấn đề dẫn đến thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Ví dụ dự án cảng, đường cao tốc 1,5 tỷ USD tại Sri Lanka không phát huy tác dụng kinh tế nên nảy sinh bất bình xã hội.
Vấp phải sự chỉ trích của các nền dân chủ phương Tây, đặc biệt sau khi Mỹ và các nước G7 tung ra chương trình Bild Better World (B3W) “Xây dựng thế giới tốt hơn” với 40.000 tỷ USD vận hành trên cơ chế minh bạch trách nhiệm thì Trung Quốc cũng bắt đầu tái cấu trúc BRI.
Dòng vốn liên quan đến BRI bị cắt giảm chỉ còn khoảng 20% so với thời kỳ đỉnh cao. Trung Quốc tái thiết BRI thông qua các mối quan hệ một cách công bằng hơn trong các lĩnh vực như thương mại, viễn thông, công nghệ, nông nghiệp, năng lượng “xanh” và học thuật.
Trung Quốc đã thay đổi cách tiếp cận trong việc gầy dựng mạng lưới ảnh hưởng trên toàn cầu, làm cho BRI ít tai tiếng hơn, xây dựng hình ảnh cường quốc trách nhiệm.
Tính chất “tư bản sơ khai” của đầu tư hợp tác đã lộ rõ, buộc Bắc Kinh phải điều chỉnh, đặt ra những thách thức mới đối với các nhà hoạch định chính sách đang tìm cách đối phó với tầm ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Trung Quốc.
“Đạo quân Trung Quốc thầm lặng” như cách gọi của các nhà báo Mỹ – vẫn len lỏi khắp nơi, nhằm mục đích khuếch trương hình ảnh, tìm kiếm giá trị vững bền hơn là những khối nợ khổng lồ.
Ví dụ, việc hợp tác học thuật với một số quốc gia có vai trò ở châu Phi , thông qua hoạt động tài trợ xây dựng viện Khổng Tử giúp truyền bá văn hóa đặc sắc Trung Quốc.
Gắn kết có chiều sâu về văn hóa có khả năng tác động và điều chỉnh ý thức con người. Điều này vẫn không gì khác ngoài mục tiêu bao trùm – thể hiện một Trung Quốc không chỉ mạnh mẽ kinh tế mà còn giàu giá trị mẫu mực để tham khảo.
Đầu tư của các công ty nhà nước và tư nhân của Trung Quốc vào năng lượng “xanh” và lưới điện tiếp tục tăng cường, đồng thời các công ty và tổ chức nhà nước Trung Quốc đang đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia khác như Tanzania, Myanmar, Campuchia và Quần đảo Solomon về an ninh, giám sát và đào tạo.
Các mũi nhọn ở bên ngoài Trung Quốc được mài dũa sắc sảo hơn, khả năng xuyên phá mạnh hơn. Như các nghiên cứu nổi bật về Trung Quốc từng chỉ ra: “Đạo quân Trung Quốc thầm lặng”, “Ứng xử với Trung Quốc”,… đều được viết bởi ngòi bút thận trọng.
[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]
[wpcc-script]