>>”Cánh cửa” EVFTA chưa rộng mở với ngành xuất khẩu thủy sản

Nhiều dư địa phát triển, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, TP. Đà Nẵng,… đang nổ lực thu hút đầu tư từ những “đại bàng” lớn trên thế giới về miền Trung.

Động lực từ các dự án mới

Trong năm 2022, tỉnh Quảng Ngãi đã cấp phép mới cho 4 dự án FDI với tổng vốn đầu tư khoảng 80 triệu USD. Đồng thời, điều chỉnh 12 dự án, cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 17 dự án với tổng vốn đăng ký 286 tỷ đồng với vốn thực hiện ước đạt 15.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư để đấu thầu, đấu giá 14 dự án bất động sản, tổng vốn khoảng 8.372 tỷ đồng. 

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2023 địa phương này xác định tập trung thu hút các dự án đầu tư có chất lượng theo danh mục dự án trọng điểm thu hút đầu tư giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó, ưu tiên xúc tiến đầu tư nước ngoài tại các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Với nhiều điểm sáng về công tác thu hút đầu tư, miền Trung có cơ sở để hình thành trung tâm công nghiệp - dịch vụ trong tương lai.

Với nhiều điểm sáng về công tác thu hút đầu tư, miền Trung có cơ sở để hình thành trung tâm công nghiệp – dịch vụ trong tương lai.

Ngoài ra, tỉnh Quảng Ngãi sẽ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư ở các nước có nền công nghiệp hiện đại đáp ứng nhu cầu thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh theo hướng hiện đại, bền vững. Tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các cụm ngành công nghiệp có lợi thế. 

Đối với tỉnh Quảng Nam, hiện tại địa phương này có khoảng 8.600 doanh nghiệp, 964 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 242.000 tỷ đồng, 194 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 6 tỷ USD. Thông tin từ Sở KH&ĐT Quảng Nam, các dự án này chủ yếu tập trung vào các ngành, lĩnh vực: công nghệ chế biến – chế tạo, du lịch – dịch vụ,…

Các đối tác đầu tư nước ngoài đến từ khoảng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ và phần lớn các dự án đầu tư tập trung phần lớn tại Khu Kinh tế mở Chu Lai, khu du lịch ven biển, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhiều doanh nghiệp FDI lớn đi vào hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất phụ tùng và các bộ phận phụ trợ phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô; nguyên vật liệu và phụ liệu, hóa chất phục vụ sản xuất ngành may mặc; linh kiện điện tử phục vụ ngành điện – điện tử đã góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp của địa phương đi lên.

Khởi công cảng Liên Chiểu tại Đà Nẵng được xem là một động lực mới cho miền Trung phát triển.

Khởi công cảng Liên Chiểu tại Đà Nẵng được xem là một động lực mới cho miền Trung phát triển.

Theo ông Nguyễn Thanh Quang, Phó Giám đốc Sở Công thương Quảng Nam riêng lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, trên địa bàn tỉnh có khoảng 26 dự án hoạt động tập trung trong các khu công nghiệp, trong đó có 13 doanh nghiệp FDI. Theo vị này, ngoài Tập đoàn THACO thì những năm gần đây địa phương đã thu hút thêm nhiều doanh nghiệp FDI tham gia đầu tư trong lĩnh vực này như Nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô CTR Vina với vốn đầu tư 27 triệu USD (Hàn Quốc), Nhà máy phụ trợ ô tô bằng đùn chất dẻo với vốn đầu tư 10,3 triệu USD (Hàn Quốc), Nhà máy sản xuất vải túi khí của Công ty TNHH Hyosung Quảng Nam với vốn đầu tư 35 triệu USD (Hàn Quốc),…

“Quy hoạch đến 2030, định hướng đến năm 2045, Quảng Nam sẽ phát triển thêm khoảng 20.000ha cụm công nghiệp và khu công nghiệp. Những khu công nghiệp mới sẽ phát triển theo hướng sinh thái, bảo vệ môi trường. Trong đó, tỉnh đã và đang quy hoạch, định hướng đầu tư sản xuất theo cụm ngành với công nghiệp hiện đại, công nghiệp xanh ít sử dụng lao động”, ông Quang cho hay.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư

Theo ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Nam sẽ ưu tiên thu hút các ngành kinh tế số, các ngành phát triển trên nền tảng công nghệ 4.0 như công nghiệp ICT, công nghiệp sinh học, vật liệu mới, dược phẩm, sinh học, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ môi trường, năng lượng sạch… trong tương lai. Theo đó, địa phương sẽ ưu tiên các dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, chuyển giao công nghệ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế – xã hội trên địa bàn.

“Quảng Nam sẽ thu hút các dự án mới đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng, tạo nguồn thu địa phương với trình độ công nghệ của dự án, sử dụng nguồn lực nội địa, không tiếp nhận các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, tỉnh cũng ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ du lịch, y tế, hình thành các khu phi thuế quan, các sàn giao dịch mang tầm cỡ quốc tế và phấn đấu trở thành Trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao của khu vực miền Trung”, ông Hồ Quang Bửu chia sẻ.

Trong khi đó, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho hay dù địa phương tăng trưởng kinh tế đạt khá nhưng chưa đồng đều. Lĩnh vực công nghiệp phục hồi đạt khoảng 90% so với năm 2019 do một số ngành công nghiệp tiếp tục đối mặt với khó khăn, chưa thể phục hồi như dệt, chế biến gỗ, sản xuất phương tiện vận tải khác, sản xuất hóa chất và sản phẩm từ hóa chất…

a

Các địa phương sẽ ưu tiên các dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, chuyển giao công nghệ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế – xã hội trên địa bàn.

Với mục tiêu trong thời gian tới, ông Chinh cho biết địa phương sẽ triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Hòa Cầm giai đoạn 2, hoàn thành thủ tục lựa chọn nhà đầu tư để sớm triển khai đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng KCN Hòa Ninh, KCN hỗ trợ Khu công nghệ cao. Khẩn trương hoàn thành các thủ tục để đưa Cụm công nghiệp Cẩm Lệ đi vào hoạt động, triển khai lựa chọn chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp Hòa Nhơn, Hoà Khánh Nam và đẩy nhanh tiến độ đầu tư để sớm thu hút doanh nghiệp vào hoạt động.

“Đồng thời, triển khai hiệu quả đề án Nghiên cứu kêu gọi, xúc tiến các nhà đầu tư lớn đầu tư vào các khu công nghiệp mới (Hòa Cầm – Giai đoạn 2, Hòa Nhơn, Hòa Ninh) và Khu công nghiệp hỗ trợ Khu công nghệ cao Đà Nẵng, hoàn thành các bước chuẩn bị để tổ chức đấu giá đối với các dự án Không gian sáng tạo tại phường hoà Xuân, Khu liên hợp thể thao Hòa Xuân, hoàn thành thủ tục, triển khai dự án Làng Vân, dự án pháo hoa, chợ Hòa Phước”, ông Chinh thông tin.

Được biết, tại giai đoạn 2021 – 2025, Đà Nẵng sẽ tập trung thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản xuất linh kiện điện tử, công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa và cơ điện tử, công nghệ vật liệu mới…), R&D, công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực cơ khí, cơ khí chính xác, điện – điện tử, dịch vụ logistics, dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch – bất động sản giá trị cao, tài chính, thể dục – thể thao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, sinh thái.

Tại giai đoạn 2025 – 2030, địa phương sẽ tập trung thu hút đầu tư các dự án sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế, công nghệ thông tin, R&D, dịch vụ tài chính, giáo dục – đào tạo, y tế chất lượng cao, du thuyền quốc tế, văn hóa. Đến năm 2030, Đà Nẵng đặt mục tiêu thu hút thành công khoảng 7 tỷ USD.

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]