>> Tiền Giang: Lấy doanh nghiệp làm “thước đo” điều hành

Ông Nguyễn Văn Vĩnh (bên trái), Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang trao giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư tại Hội nghị giới thiệu dự án mời gọi đầu tư năm 2022.

Ông Nguyễn Văn Vĩnh (bên trái), Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang trao giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư tại Hội nghị giới thiệu dự án mời gọi đầu tư năm 2022.

Nằm ở khu vực sông Tiền và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Tiền Giang có vị trí đắc địa, thuận lợi trong giao thương và lưu thông, vận chuyển hàng hóa, trong làm ăn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, mạng lưới giao thông thủy bộ phát triển với các tuyến giao thông huyết mạch kết nối toàn vùng như: Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, cao tốc Trung Lương – TP. Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1, Quốc lộ 30, Quốc lộ 60, Quốc lộ 50, tuyến sông Tiền, sông Soài Rạp, kênh Chợ Gạo,…

Đặc biệt, kết cấu hạ tầng phục vụ thu hút đầu tư và doanh nghiệp thời gian qua được địa phương quan tâm đầu tư đồng bộ; các khu, cụm công nghiệp với hạ tầng hoàn thiện được quy hoạch tại những vị trí thuận lợi giao thương, trên bến dưới thuyền; nguồn nhân lực dồi dào với trên 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó trên 51,5% đã qua đào tạo, sẵn sàng đáp ứng cho các doanh nghiệp cùng những tiềm năng kinh tế đa dạng trên các lĩnh vực nông – công nghiệp và thương mại – dịch vụ khác đang chờ doanh nghiệp, nhà đầu tư khai thác.

Nhận thức được những lợi thế của của mình và nhằm tạo sự bứt phá mới, những năm gần đây lãnh đạo địa phương nơi đây đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách phù hợp để kích thích sự tăng trưởng, phát triển của tỉnh. Đặc biệt là có những chính sách ưu đãi, chú trọng đến cộng đồng doanh nghiệp doanh nhân.

Chẳng hạn: Nhiều chính sách phát triển doanh nghiệp được địa phương tích cực triển khai thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả đó là: Triển khai các kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp như chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cùng chuỗi hội nghị phát triển doanh nghiệp tại địa phương.

Hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động về miễn giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…  Khuyến khích chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên mô hình doanh nghiệp nhằm mở rộng quy mô sản xuất – kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường,.

Không dừng lại ở đó, chính quyền nơi đây còn tích cực rà soát về đất đai, quy hoạch, hành lang pháp lý,… đảm bảo các nhà đầu tư có đủ cơ sở pháp lý triển khai nhanh các dự án đầu tư đã được phê duyệt ngay sau khi hoàn thành các thủ tục đầu tư cần thiết cũng như ban hành và cập nhật danh mục các dự án mời gọi đầu tư, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

p/Sự phục hồi nhanh chóng của các doanh nghiệp góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang.

Sự phục hồi nhanh chóng của các doanh nghiệp góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang.

>> Tiền Giang: Linh hoạt trong công tác chỉ đạo, điều hành

>> Tiền Giang tạo động lực mới phát triển kinh tế

>> Tiền Giang nâng cao giá trị nông sản

Một tín hiệu tích cực từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang công bố, năm 2022, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ước thực hiện 41.843,1 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch, tăng 10,1% so năm 2021…

Đáng chú ý, nhiệm vụ cải cách hành chính được chính quyền tỉnh Tiền Giang ưu tiên chú trọng. Quan tâm tháo gỡ vướng mắc trong thúc đẩy đầu tư, phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI, chỉ số PAPI, SIPAS,…Nên môi trường kinh doanh của Tiền Giang cũng được nhận xét là có tính cạnh tranh lành mạnh hơn nhiều địa phương khác trong vùng khi xếp thứ 3 trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.

Ngoài ra, thời gian giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh nhanh hơn nhiều địa phương khác khi doanh nghiệp chỉ mất khoảng 7 ngày làm việc để đăng ký doanh nghiệp (gồm cả thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ), đối với thành lập mới không quá 3 ngày làm việc, đứng thứ 4/63 tỉnh, thành…v…v.

Điều đó cũng góp phần làm tăng chỉ số PCI của tỉnh. Một kết quả khảo sát được công bố gần đây cho thấy, chỉ số PCI năm 2021 của tỉnh Tiền Giang đứng thứ 33/63 trong bảng xếp hạng, thuộc nhóm trung bình với 64,41 điểm, tăng 12 bậc và tăng 1,63 điểm so với năm 2020.

Theo phân tích của ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI), sau nhiều năm trồi sụt, chỉ số PCI năm 2021 của Tiền Giang đã tăng lên hạng 33 và đây cũng là mức tốt nhất trong 5 năm qua. Tính năng động của bộ máy chính quyền là chỉ tiêu được các doanh nghiệp đánh giá tương đối tích cực.

Với những đổi mới, cái tiến nói trên đã góp vào sự phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Tiền Giang một cách mạnh mẽ, bền vững.  Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà số doanh nghiệp mới thành lập ngày càng tăng và thu hút được nhiều nhà đầu tư, nguồn vốn  trong năm 2022, cũng như nhiều chỉ số khác đều khởi sắc như vậy.

Ông Trần Văn Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân cho biết: “Kết quả nêu trên là nỗ lực của tỉnh trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đồng thời cho thấy tỉnh đã và đang thực hiện cam kết đồng hành, lắng nghe và giải quyết hiệu quả các khó khăn của doanh nghiệp.

Có thế thấy, các cấp chính quyền trong tỉnh đã quyết liệt triển khai các giải pháp cải cách thủ tục hành chính. Năng động và sáng tạo trong việc giải quyết khó khăn, vướng mắc, các vấn đề phát sinh nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi và giảm thiểu thời gian đi lại cho tổ chức và cá nhân, từng bước tạo được sự hài lòng của người dân. Đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]