Mặc dù là công ty Web3, thế nhưng họ không chạy theo tiền mã hóa, mà muốn tạo nên cầu nối giữa sản phẩm may mặc và metaverse, thay đổi cách thế hệ mới giao tiếp trong ngành thời trang.
>>Doanh nghiệp e ngại web 3.0
Spatial Labs là công ty cơ sở hạ tầng công nghệ chuyên phát triển các sản phẩm phần cứng và phần mềm dành cho Web3 và metaverse, ra mắt vào năm 2019. Người sáng lập của công ty có trụ sở tại Los Angeles này là Iddris Sandu, một thanh niên Gen Z mới 25 tuổi.
Bất chấp tuổi của công ty lẫn nhà sáng lập đều rất trẻ, thế nhưng Spatial Labs đã giành được 10 triệu USD tiền vốn đầu tư vòng hạt giống. Đây là một con số đáng để ngạc nhiên, nếu đặt trong hoàn cảnh đó là đầu tư cho một công ty Web3 (nổi nhất của thế hệ Web3 là tiền mã hóa), và trong điều kiện kinh tế ngặt nghèo như hiện nay.
Để đạt được điều này, Spatial Labs có điểm khác biệt so với những công ty Web3 chạy theo tiền mã hóa.
Thứ nhất, công ty này áp dụng cách thức tiếp cận vật lý đối với Web3, tập trung vào sử dụng công nghệ để nâng cao các hoạt động và đồ vật hằng ngày.
Thứ hai, đó chính là người sáng lập Sandu. Anh là một chàng trai quan tâm đến xu hướng thời trang và văn hóa hơn những ông trùm tiền mã hóa bình thường. Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi Sandu sáng chế ra một con chip 13mm. Khi được tích hợp vào quần áo, con chip cho phép thương hiệu và người tiêu dùng tiến vào metaverse.
Sản phẩm này có tên LNQ One Chip. Anh cho biết đây chính là “passport kỹ thuật số”, nhờ “passport” này mà các sản phẩm tích hợp chúng sẽ được tiến vào thế giới internet. Và đây là cách mà nó hoạt động:
Con chip được gắn sẵn trên quần áo. Ở thời điểm mua hàng, người mua có thể quét con chip bằng điện thoại thông minh để kích hoạt nó.
>>Women in Web 3.0: Phụ nữ trong kỷ nguyên công nghệ mới
Mỗi con chip được kết nối với một NFT. NFT này lưu trữ nhiều thông tin về sản phẩm vật lý mà con chip được tích hợp vào đó, chẳng hạn cấu tạo và nguồn gốc. Các thương hiệu hoàn toàn có thể cập nhật thêm thông tin, nội dung về sản phẩm trên NFT này ngay cả khi sản phẩm đã được mua.
Điều này mở ra cơ hội mới cho các thương hiệu để tương tác trực tiếp với khách hàng, không cần thông qua một hệ thống thứ cấp như email hay các thông báo Chẳng hạn theo gợi ý từ Sandu, thương hiệu có thể ngay lập tức thêm vào các chương trình khách hàng thân thiết và chia sẻ với người mua. Đồng thời anh cho biết đây có thể là giai đoạn tiếp theo của immersive storytelling – kể chuyện nhập vai.
Không chỉ vậy, LNQ chip còn đính kèm theo bản sao kỹ thuật số của sản phẩm vật lý, để người dùng có thể “diện” trong thế giới ảo, cũng như cho phép họ tự tùy chỉnh bản sao này trên các môi trường kỹ thuật số.
Ngoài sản xuất chip, bản thân LNQ cũng tung ra các dòng quần áo có gắn chip, chẳng hạn áo hoodie và sơ mi với giá dao động từ 150 USD đến 700 USD. Tuy nhiên Sandu chia sẻ rằng trong năm nay phần này sẽ được giảm bớt, và công ty của anh sẽ tập trung vào việc quảng bá sản phẩm chip ra thị trường và đến các thương hiệu.
Hay như cách nói của Sandu, giá trị thực sự của con chip là khi họ có thể đem nó vào trong những sản phẩm của LVMH, của Nike, của Adidas, từ đó hỗ trợ trong việc mở rộng quy mô và truy xuất nguồn gốc. Những ứng dụng rất tiềm năng và nhiều dư địa trong tương lai.
[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]
[wpcc-script]