>>>Thái Bình: Tập trung tháo gỡ khó khăn phát triển đô thị ven sông Trà Lý

Với thuận lợi hàng đầu hiện nay ở khu vực phía Bắc, Thái Bình có hệ thống giao thông kết nối, mặt bằng sạch, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thiết chế minh bạch, chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư tối đa và cấp ủy, chính quyền luôn đồng hành với doanh nghiệp, Thái Bình đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư lớn cả trong nước và ngoài nước.

Được biết, đây là 3 dự án trong tổng số 30 dự án được được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư và biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư trong Chương trình xúc tiến đầu tư Vùng tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW về phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng.

Tại Chương trình xúc tiến đầu tư phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng, tỉnh Thái Bình đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 3 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng.

Tại Chương trình xúc tiến đầu tư phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng, tỉnh Thái Bình đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 3 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng(BĐT)

Đó là, Dự án của Công ty TNHH Compal Electronics (Việt Nam), tổng vốn đầu tư hơn 6.466 tỷ đồng (khoảng 260 triệu USD) xây dựng trên diện tích 40 ha của Công ty Billion Sea Holdings Limited tại KCN Liên Hà Thái, khu kinh tế Thái Bình.

Quy mô công suất sản xuất: đồng hồ thông minh 2.101.372 sản phẩm/năm, mô-đem cáp 70.000 sản phẩm/năm, điểm truy cập không dây wifi 100.000 sản phẩm/năm, mô-đun băng tần mạng 5G 10.000 sản phẩm/năm, thiết bị internet vạn vật 1.083.000 sản phẩm/năm, máy tính bảng 1.251.600 sản phẩm/năm, cho thuê nhà xưởng 30.000 m2…

Theo đề xuất của nhà đầu tư, dự án Công ty TNHH Compal Electronics (Việt Nam) tiến độ đầu tư, dự án giai đoạn 1 khởi công xây dựng nhà xưởng, công trình phụ trợ từ quý I/2023, đi vào sản xuất chính thức từ quý II/2024. Từ năm 2035 toàn bộ dự án đi vào sản xuất dự kiến doanh thu đạt trên 153.000 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho khoảng 16.950 người lao động.

Trước đó, ông Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cho biết, đây là dự án có quy mô lớn đối với Thái Bình và lĩnh vực sản xuất phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh, vì vậy Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất chấp thuận tiếp nhận dự án.

Tiếp theo, Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tấm bán dẫn silic tinh thể dùng để sản xuất tấm tế bào quang điện (là vật liệu để sản xuất linh kiện điện tử) của Công ty ET Solar Power HongKong Limited, tổng vốn đầu tư hơn 3.490 tỷ đồng (~150 triệu USD) tại CCN An Ninh, xã An Ninh, huyện Tiền Hải. Dự kiến khởi công xây dựng từ quý II/2023, hoàn thành công trình và lắp đặt trang thiết bị từ quý II/2025 và đi vào hoạt động trong quý III/2025.

Khu Công nghiệp Liên hà Thái, Thái Bình

Khu Công nghiệp Liên hà Thái, Thái Bình

Với dự án thứ 3 của công ty cổ phần sợi Trà Lý, Dự án đầu tư Nhà máy kéo sợi công nghệ cao công suất 15.000 tấn/năm, vốn đầu tư gần 740 tỷ đồng, dự kiến sử dụng hơn 69.000m2 tại xã Minh Quang, huyện Vũ Thư.

Trên cơ sở xem xét kết quả thẩm định dự án về quy hoạch, sử dụng đất, năng lực nhà đầu tư, tác động môi trường, công nghệ sản xuất, hiệu quả kinh tế của dự án và nội dung tờ trình của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến, nhất trí về quy mô, tổng mức đầu tư, vị trí của dự án và thống nhất chấp thuận chủ trương đầu tư.

Dự kiến, Dự án sẽ hoàn thành đầu tư xây dựng các công trình và mua sắm máy móc thiết bị vào quý I/2025, chính thức đi vào hoạt động từ quý II/2025.

Ông Vũ Kim Cứ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khẳng định: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện thứ hạng PCI là nhiệm vụ trọng tâm của Thái Bình. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 sẽ đứng trong nhóm từ thứ 15 – 10 trong bảng xếp hạng PCI.

Theo đó, tỉnh tập trung rà soát, sửa đổi, xây dựng mới các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế – xã hội; siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực về đất đai, tài chính, lao động và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư. Đặc biệt, Thái Bình triển khai quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, đơn giản, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh, đồng thời nâng cao chất lượng điều hành kinh tế thông qua bộ công cụ chỉ số DDCI.

Trước đó, tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, về xúc tiến, thu hút đầu tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng để thu hút đầu tư phải đẩy mạnh xây dựng hạ tầng; tích cực hơn nữa trong cắt giảm thủ tục hành chính; rà soát, chỉnh sửa, bổ sung thể chế, chính sách; có cơ chế ưu tiên để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên; có thái độ bình đẳng, lắng nghe ý kiến của nhà đầu tư “lợi ích hài hòa, khó khăn, rủi ro chia sẻ”.

 

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]