Kỳ họp bất thường có thời gian ngắn, cho ý kiến, quyết định những vấn đề cấp bách do yêu cầu thực tiễn đặt ra nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật.
>>Thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh khi kết luận nội dung UBTVQH tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 2 và thứ 3, Quốc hội khóa XV, ngày 14/2.
Về một số vấn đề cần rút kinh nghiệm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, việc chuẩn bị từ sớm, từ xa không chỉ thực hiện từ cơ quan của Quốc hội mà phải bắt đầu từ Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, các cơ quan trình và công tác phối hợp ngay từ đầu, từ nhiều bên, nhiều phía.
Khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5
Các cơ quan hữu quan sớm tổ chức để triển khai các luật, nghị quyết đã được Quốc hội ban hành để giải quyết những vướng mắc, những điểm nghẽn trước mắt. Thời gian tới, sau mỗi Kỳ họp Quốc hội sẽ có hội nghị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để triển khai tổ chức thực hiện các luật và nghị quyết đã được ban hành.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5.
Trước mắt tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để cho ý kiến về những nội dung quan trọng hoặc còn có nhiều chuyện khác nhau đối với các dự án luật trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định.
“Trên cơ sở kết quả phiên họp này, Tổng Thư ký Quốc hội tiếp thu, hoàn chỉnh chỉnh lý báo cáo tổng kết, gửi cho các cơ quan, tổ chức hữu quan, các vị đại biểu Quốc hội thực hiện”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn bày tỏ nhất trí với các nội dung trong Báo cáo Tổng kết kỳ họp bất thường lần thứ 2 và thứ 3, Quốc hội khóa XV mà Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa trình bày.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho rằng, mặc dù Kỳ họp bất thường lần thứ 2 và thứ 3, Quốc hội khóa XV mặc dù được chuẩn bị tổ chức với thời gian rất gấp, đúng vào dịp Tết Nguyên đán nhưng chương trình Kỳ họp đã được bố trí rất chặt chẽ, khoa học, đúng quy định để xử lý những vấn đề cấp bách đặt ra…
>>Kiên quyết loại những dự án không đúng tiêu chí
>>Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cũng cho rằng, mặc dù trong điều kiện chuẩn bị trong thời gian ngắn như vậy, nhưng công tác điều hành của Chủ tọa, Chủ tịch Quốc hội rất khoa học, bài bản, chặt chẽ, phát huy được tinh thần trách nhiệm cao, cũng như tính dân chủ.
Bên cạnh đó, công tác phục vụ Kỳ họp cũng được chuẩn bị rất khoa học, đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, đặc biệt là công tác đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian diễn ra kỳ họp.
Công tác thông tin, tuyên truyền về kỳ họp đã được phản ánh rất kịp thời, đầy đủ đến cử tri, người dân trong và ngoài nước, tạo được sự đồng thuận. Công tác phối hợp giữa các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ cũng ngày càng chặt chẽ, nhịp nhàng, kịp thời và hiệu quả. Điều này thể hiện rất rõ qua kết quả của các kỳ họp.
Các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ cũng như các cơ quan liên quan đã phát huy, phát huy tinh thần trách nhiệm cao từ công tác chuẩn bị tài liệu, giải trình, tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc.
Để thực hiện các công việc, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đang chỉ đạo khẩn trương các bộ ngành rất quyết liệt và khẩn trương để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5.
Cần “rút kinh nghiệm” gửi tài liệu chậm
Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, việc chậm gửi tài liệu thường “đổ lỗi” cho khách quan. Thứ nhất, do mới. Thứ hai, do khó. Thứ ba, do các địa phương báo cáo chậm. Thứ tư, công việc nhiều. Thứ năm, do nguồn lực không đủ để làm.
“Đấy là những lý do thường nêu trong các báo cáo về hạn chế của việc gửi chậm tài liệu”, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương bày tỏ.
Từ những phân tích trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị các bộ, ngành cần có phản ứng chính xác, linh hoạt, đánh giá đầy đủ tác động kỹ lưỡng và nghiên cứu thấu đáo để dự báo trước được các tình huống để có đủ căn cứ cho các cơ quan thẩm tra. Đồng thời phải coi đây là một tiêu chí trong thi đua để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ hàng năm của các bộ, ngành.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng đề nghị, các phiên họp của Chính phủ về xây dựng luật và những vấn đề quan trọng của đất nước, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cần bố trí nhiều thời gian hơn để Chính phủ thảo luận thấu đáo, kỹ lưỡng hơn.
Đồng thời đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cần có quy chế mời Uỷ ban phụ trách và đại diện Văn phòng Quốc hội tham gia các phiên họp xây dựng pháp luật của Chính phủ, các bộ, ngành. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội cần kiên quyết hơn trong việc tiếp cận tài liệu.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Phú Cường đề nghị các bộ, ngành nên nêu cao tinh thần chuẩn bị “từ sớm, từ xa”, có kế hoạch chuẩn bị nội dung rõ ràng, kỹ lưỡng, và hoàn thiện gửi các Ủy ban của Quốc hội sớm để kịp thời tổ chức phiên họp toàn thể, qua đó thẩm tra một cách đầy đủ, toàn diện đúng theo quy định.
Về những vấn đề cần rút kinh nghiệm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng vẫn là vấn đề gửi tài liệu chậm, ảnh hưởng đến việc nghiên cứu của các đại biểu.
[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]
[wpcc-script]