>> Quảng Ninh: Kết nối vùng để phát triển

Chiều ngày 12/2/2023, đồng chí Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025.

Sau khi nghe báo cáo của tỉnh Quảng Ninh về kết quả đã được trong những năm qua ,các đại biểu đoàn công tác Chính phủ, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đều đồng tình, đánh giá cao sự đổi mới, phát triển mạnh mẽ của Quảng Ninh và khẳng định, thời gian qua, tỉnh đã xác định, lựa chọn đúng và trúng các mục tiêu, kế hoạch, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã đặt ra. Đồng thời cam kết, sẽ tiếp tục đồng hành cùng tỉnh trong quá trình phát triển ở nhiệm vụ mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Quảng Ninh đã đạt được. Ảnh Đỗ Phương

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Quảng Ninh đã đạt được. Ảnh Đỗ Phương

Đánh giá cao sự kế thừa, đổi mới, phát triển của Quảng Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã bày tỏ vui mừng và chúc tỉnh sẽ tiếp tục có sự phát triển vượt bậc hơn nữa. Đồng chí nhấn mạnh: với bản lĩnh, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần năng động sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu rất ấn tượng.

Các nhiệm kỳ kế tiếp nhau, Quảng Ninh đã thể hiện rõ tinh thần kế thừa, đổi mới và phát triển, đoàn kết nhất trí, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đột phá để chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”; đi tiên phong trong đổi mới phương thức lãnh đạo, tinh gọn tổ chức bộ máy; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; đẩy nhanh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược gắn với tổ chức lại không gian phát triển, kiến tạo các hành lang phát triển mới; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân… Quảng Ninh đã vươn lên, trở thành một trong những tỉnh tiêu biểu, đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực, cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.

Để Quảng Ninh “tiến thật xa, Quảng Ninh như thế mới là Quảng Ninh” như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, đồng chí mong muốn tỉnh tiếp thu các ý kiến đóng góp của các bộ, ngành Trung ương; định vị lại tiềm năng, thế mạnh riêng có để khai thác có hiệu quả; tập trung khắc phục những tồn tại, khó khăn để có hướng đi mới bài bản, thuận lợi hơn; cần tiếp tục quan tâm kéo gần khoảng cách chênh lệch vùng miền, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

Thủ tướng đặc biết nhấn mạnh, Quảng Ninh cần làm tốt vấn đề bảo vệ môi trường, giải quyết hiệu quả bài toán mâu thuẫn giữa phát triển du lịch và khai thác than, phát triển công nghiệp nặng trên cùng một địa bàn. Ảnh Đỗ Phương

Thủ tướng đặc biết nhấn mạnh, Quảng Ninh cần làm tốt vấn đề bảo vệ môi trường, giải quyết hiệu quả bài toán mâu thuẫn giữa phát triển du lịch và khai thác than, phát triển công nghiệp nặng trên cùng một địa bàn. Ảnh Đỗ Phương

Đặc biệt, cần làm tốt vấn đề bảo vệ môi trường, giải quyết hiệu quả bài toán mâu thuẫn giữa phát triển du lịch và khai thác than, phát triển công nghiệp nặng trên cùng một địa bàn; phát triển hiệu quả, tinh gọn các hoạt động về bảo vệ môi trường; phát huy tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” nhằm nâng cao trách nhiệm, ý thức trong nhân dân để xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh giàu có, văn minh, sạch đẹp; trở thành nơi đáng sống, đáng đến.

>> Quảng Ninh: Giải pháp nào để hút 1 tỷ USD FDI năm 2023?

Quảng Ninh tập trung nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong quản lý môi trường, phát triển văn hóa, xã hội văn minh; cần gắn tăng tốc độ tăng trưởng với chất lượng tăng trưởng, tập trung vào đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, chống biến đổi khí hậu… Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, kết nối vùng miền; cần đầu tư tập trung, tránh dàn trải, làm đến đâu hiệu quả đến đó. Lưu ý khai thác hiệu quả lợi thế 250km đường biển, phát triển mạnh mẽ hệ thống cảng biển, hạ tầng logistics.

Đồng chí cũng đề nghị Bộ GTVT phối hợp cùng tỉnh triển khai sớm hạ tầng giao thông trong quy hoạch. Cụ thể là cải tạo mở rộng Quốc lộ 4B nối Cao Bằng, Lạng Sơn với trục cao tốc của Quảng Ninh; hoàn thiện trục đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Cái Lân; tăng cường liên kết, phát huy hiệu quả Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn…

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số một cách cụ thể; phát huy hiệu quả trong huy động nguồn lực, hợp tác công – tư; có cơ chế chính sách thu hút, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao kỹ năng nghề… Để đồng hành cùng tỉnh, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành Trung ương tập trung giải quyết những khó khăn, đề xuất, kiến nghị của Quảng Ninh để phát huy tốt hơn nữa vai trò tiên phong trong đổi mới của khu vực và cả nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã trao Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung TP Hạ Long đến năm 2040 cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và TP Hạ Long. Ảnh BQN

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã trao Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung TP Hạ Long đến năm 2040 cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và TP Hạ Long. Ảnh BQN

Cũng trong ngày 12/2/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã trao Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung TP Hạ Long đến năm 2040 cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và TP Hạ Long.

Theo đó, quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 11/2/2023, có phạm vi, ranh giới lập quy hoạch, bao gồm toàn bộ tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích tự nhiên trên đất liền 6.206,9 km2 và phần diện tích biển có ranh giới ngoài cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm một khoảng cách 6 hải lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định và công bố, với 13 đơn vị hành chính, gồm: 4 thành phố (Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí); 2 thị xã (Quảng Yên, Đông Triều) và 7 huyện (Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Ba Chẽ, Vân Đồn, Cô Tô). Phía bắc tỉnh Quảng Ninh giáp Trung Quốc; phía Đông và Nam giáp Vịnh Bắc Bộ; phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương và TP Hải Phòng; phía Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn.

Mục tiêu phát triển đến năm 2030 xây dựng, phát triển Quảng Ninh là một tỉnh tiêu biểu của cả nước về mọi mặt; tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc; một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; là khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc về quốc phòng – an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 – 2030 là 10%/năm, trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3 – 4%/năm; công nghiệp xây dựng 9 – 10%/năm; dịch vụ 11 – 12%/năm; cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 3 – 4%; công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 47 – 48%; dịch vụ chiếm khoảng 38 – 39% và thuế sản phẩm 9 – 10%; GRDP bình quân đầu người đạt 19.000 – 20.000 USD.

Tầm nhìn phát triển đến năm 2050, Quảng Ninh là tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, vùng đô thị lớn mang tầm khu vực và quốc tế, là một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là dịch vụ, du lịch, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc, sức cạnh tranh cao; người dân có mức thu nhập tương đương các nước phát triển; phát triển kinh tế hài hòa giữa các khu vực đô thị và nông thôn; đảm bảo vững chắc quốc phòng – an ninh.

Quy hoạch chung TP Hạ Long đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 72/QĐ-TTg ngày 10/2/2023, có phạm vi khu vực lập quy hoạch là toàn bộ đơn vị hành chính TP Hạ Long theo Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang). Phía Nam giáp vùng biển Cát Bà – Hải Phòng; vùng biển Bái Tử Long và vịnh Bắc Bộ. Phía Đông giáp TP Cẩm Phả. Phía Tây giáp TX Quảng Yên, TP Uông Bí. Quy mô lập quy hoạch khoảng 1.121,322km2 (112.132 ha) và diện tích mặt biển khoảng 402km2 (40.251ha).

Mục tiêu quy hoạch nhằm xây dựng, phát triển TP Hạ Long trở thành đô thị dịch vụ, du lịch văn minh, thân thiện, trung tâm dịch vụ – du lịch quốc gia mang tầm quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại và đồng bộ gắn kết giữa bảo tồn và phát triển bền vững Di sản kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng.

Phát triển TP Hạ Long theo hướng phát triển bền vững, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu, lấy Vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối, theo hướng đa cực, hài hòa với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và các vùng núi phía Bắc thành phố. Đồng thời, khai thác tối ưu tiềm năng, lợi thế của thành phố Hạ Long; tạo việc làm; nâng cao chất lượng đô thị; khai thác tốt hệ thống hạ tầng giao thông đã và đang được đầu tư trên địa bàn để kết nối, mở rộng không gian phát triển đô thị, dịch vụ, du lịch.

Theo quy hoạch, TP Hạ Long phát triển theo mô hình gồm 5 vùng (Vùng Hạ Long, vùng phía Đông, vùng phía Tây, vùng vịnh Cửa Lục – khu vực phía Bắc vịnh Cửa Lục, vùng đồi núi phía Bắc) và 1 hành lang ven vịnh Hạ Long, lấy vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối.

 

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]