>>Quản lý thị trường: “Chính quy – chuyên nghiệp – hiện đại”

Trong những năm qua lực lượng quản lý thị trường Thanh Hóa luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ; chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, chống sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hoá vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng hoá không đảm bảo an toàn thực phẩm, chống gian lận thương mại.

sfs

Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hóa tổ chức họp triển khai nhiệm vụ

Cụ thể, theo đánh giá của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa năm 2022, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn biến phức tạp ở một số lĩnh vực, như vận chuyển, tàng trữ, buôn bán trái phép hàng cấm, hàng nhập lậu; buôn bán vận chuyển hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; kinh doanh về hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng giả mạo nhãn hiệu các thương hiệu uy tín, đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Các mặt hàng diễn ra hoạt động vi phạm này chủ yếu là bánh kẹo, quần áo, đồ gia dụng, đồ điện tử, kit test…

Với những giải pháp đấu tranh tích cực, tình hình vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng cấm về cơ bản đã được hạn chế thấp nhất. Trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện các tụ điểm, đường dây, ổ nhóm hoạt động thường xuyên, song vẫn chứa đựng nguy cơ, diễn biến phức tạp. Hiện nay, thủ đoạn vi phạm của các đối tượng ngày càng tinh vi, khó lường… Vì vậy, để góp phần bình ổn thị trường, thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển, bảo đảm cung cầu hàng hóa trên thị trường, lực lượng quản lý thị trường đang tiếp tục tập trung lực lượng rà soát địa bàn, bổ sung quản lý địa bàn, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính lên hệ thống xử lý vi phạm hành chính trong toàn lực lượng, nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn kiểm tra, kiểm soát thị trường, giúp lực lượng hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ kiểm tra.

>>Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa – Trách nhiệm bình ổn thị trường

>>Quản lý thị trường Thanh Hóa: Kiểm tra có trọng tâm, kiểm soát có trọng điểm

tuyên

Đội quản lý thị trường số 7 thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật trong hoạt động thương mại

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động giám sát, nhất là với các mặt hàng trọng điểm, như xăng, dầu, các cơ sở kinh doanh vật tư y tế, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng… Tập trung nghiên cứu, xây dựng giải pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh qua thương mại điện tử, nhất là với các tổ chức, cá nhân có hệ thống kinh doanh rộng, kinh doanh theo chuỗi, các hoạt động kinh doanh theo mùa vụ để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh.

Với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ theo hệ thống tổ chức mới, lực lượng QLTT đã phát huy vai trò, tạo sự chuyển biến rõ nét trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thị trường. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng QLTT được triển khai đồng bộ, kịp thời, thống nhất đến từng cơ sở địa phương.

dvdv

Đội Quản lý thị trường số 9 – Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông – Công an tỉnh thực hiện, kết quả khám phát hiện 1,4 tấn thực phẩm là da lợn đông lạnh, sau khi rã đông hàng hóa có dấu hiệu ôi thiu, biến đổi màu sắc.

Thống kê từ Cục Quản lý thị trường tỉnh, trong năm 2022, đơn vị đã xử lý 1.898 vụ vi phạm trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, với số tiền phạt vi phạmhành chính hơn 5,9 tỷ đồng. Đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tiến hành ký cam kết tuân thủ pháp luật tới gần 7.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh, góp phần bình ổn thị trường, giá cả hàng hóa trên thị trường.

Ông Trần Thế Hùng, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 9 cơ động, cho biết: Năm 2022, giá cả một số mặt hàng có nhiều biến động, nhất là thời gian bùng phát dịch bệnh những tháng đầu năm và sự thay đổi của giá xăng, dầu. Cùng với đó, hoạt động buôn bán, kinh doanh trên môi trường trực tuyến phát triển mạnh, người tiêu dùng khó kiểm chứng về nguồn gốc xuất xứ. Trước bối cảnh đó, đơn vị đã chủ động cài cắm lực lượng trinh sát, tổ chức nhân mối và phối hợp với các lực lượng chức năng điều tra, phát hiện kịp thời vụ việc để xử lý. Điển hình như ngày 7/12 vừa qua, tại thị trấn Tân Phong (Quảng Xương), Đội Quản lý thị trường số 9 cơ động đã phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông – Công an tỉnh Thanh Hóa bắt giữ một vụ vận chuyển khoảng 35 tấn đường chứa trong bao bì chữ Thái Lan. Đây là vụ việc có quy mô, giá trị lớn, tính chất phức tạp đang được các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra để tìm ra ổ nhóm, đường dây hoạt động.

scss

Các lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa bắt giữ vụ vận chuyển 35 tấn đường nhập lậu, có tính chất phức tạp do nước ngoài sản xuất

Riêng trong tháng 1/2023, đơn vị đã xử lý 222 vụ vi phạm. Trong đó, có 10 hành vi vi phạm trong lĩnh vực hàng cấm, hàng nhập lậu, 15 hành vi vi phạm trong lĩnh vực hàng giả và sở hữu trí tuệ, 44 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá, 133 hành vi vi phạm về ATTP… Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính là hơn 394 triệu đồng. Đơn vị cũng chú trọng đặc biệt tới vấn đề ATTP, thực hiện các kế hoạch về việc kiểm tra liên ngành ATTP trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội xuân 2023. Đồng thời, cử các cán bộ tham gia cùng đoàn liên ngành của tỉnh do Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương chủ trì. Kết quả, đoàn liên ngành đã phát hiện 8 cơ sở vi phạm về ATTP và xử lý hành chính với tổng số tiền 72 triệu đồng.

Cùng nằm trong thời gian triển khai kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Thanh Hóa đang tiếp tục chỉ đạo các đội quản lý địa bàn chú trọng kiểm soát thị trường hàng hóa, các hành vi kinh doanh và an toàn thực phẩm (ATTP) tại các địa bàn trọng điểm, các khu vực diễn ra hoạt động lễ hội.

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]