>>> Tư duy tuyển dụng thay đổi như thế nào?

Bà Ngô Thị Ngọc Lan – Giám đốc khu vực miền Bắc Navigos Search chia sẻ: năm 2022 kết thúc, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức 8.02% – cao nhất trong 10 năm qua nhưng suy giảm kinh tế thế giới ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp khiến nhu cầu tuyển dụng chững lại từ quý 4/2022.

Lo ngại về kinh tế thế giới kém khả quan trong năm nay, nhiều doanh nghiệp đang trong trạng thái chờ và nghe ngóng thị trường. Năm tài chính mới đã bắt đầu nhưng các doanh nghiệp vẫn “án binh bất động” trong hoạt động tuyển dụng. Dự báo, tuyển dụng nhân sự có thể sẽ được đẩy mạnh hơn ở quý 2.

Bà Ngô Thị Ngọc Lan - Giám đốc khu vực miền Bắc Navigos Search

Bà Ngô Thị Ngọc Lan – Giám đốc khu vực miền Bắc Navigos Search

Đặc biệt, sau Tết Nguyên đán thị trường lao động Việt Nam rơi vào “mùa” nhảy việc, nhân sự tìm kiếm và thay đổi công việc, môi trường làm việc mới phù hợp. “Mùa” nhảy việc của nhân sự tạo nên “mùa” tuyển dụng của doanh nghiệp, tìm kiếm nhân sự mới hoặc người đồng hành kế nhiệm. Tuy nhiên, làn sóng sa thải xảy ra tại nhiều công ty, nhất là doanh nghiệp công nghệ không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam khiến “mùa” nhảy việc năm nay dự đoán khó khăn và cạnh tranh hơn.

Doanh nghiệp không còn chính sách tuyển dụng cởi mở như trước. Đây là tín hiệu khó buộc người lao động phải tính toán khôn khéo, không ảnh hưởng đến công việc. Các doanh nghiệp công nghệ lớn chưa có nhiều động thái tuyển dụng trong quý 1 năm nay. Chỉ có các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngành công nghệ thông tin vẫn tiếp tục tuyển dụng.

Một số ngành nghề khác được bà Ngô Thị Ngọc Lan nhận định có hoạt động tuyển dụng sôi nổi nhưng quy mô, yêu cầu, tiêu chuẩn và chất lượng ứng viên đã có thay đổi so với trước đây. Cụ thể:

Ngành bán lẻ là lĩnh vực tuyển dụng sôi nổi từ đầu năm

Ngành bán lẻ là lĩnh vực tuyển dụng sôi nổi từ đầu năm

Ngành ngân hàng được dự báo sẽ tập trung vào chất lượng hơn số lượng. Những năm qua, các ngân hàng lớn tuyển dụng hàng ngàn, thậm chí vài ngàn nhân sự một năm, bao gồm cả tuyển mới lẫn tuyển thay thế. Năm nay, các ngân hàng có thể tuyển dụng số lượng ít hơn so nhưng sẽ đặt ra yêu cầu cao hơn với ứng viên, chất lượng công việc sẽ phải kỳ vọng cao hơn trước.

Ngành bán buôn bán lẻ vẫn tiếp tục các hoạt động tuyển dụng. Ngay từ đầu năm đã ghi nhận những nhu cầu tuyển dụng lớn lên đến hàng chục ngàn lao động trong các công ty thuộc lĩnh vực này.

Các doanh nghiệp bất động sản nhận định 2023 tiếp tục là một năm khó khăn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp BĐS tái cấu trúc, tạo ra những cơ hội cho ứng viên cấp trung và cấp cao.

Ngành sản xuất vẫn là lợi thế của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2023, theo bà Ngô Thị Ngọc Lan, doanh nghiệp nước ngoài quan tâm đầu tư vào Việt Nam, tạo ra cơ hội việc làm cho nhân sự mảng sản xuất điện tử và ô tô. Trong khi đó, ngành dệt may và da giày chưa có các dấu hiệu khởi sắc từ cuối quý 3 tới nay. Chỉ khi tình hình kinh tế thế giới khả quan, sức mua của người tiêu dùng cải thiện tích cực, hoạt động tuyển dụng trong lĩnh vực này sẽ có sự thay đổi. 

 

 

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]