Mỹ đang tích cực lôi kéo đồng minh, phát động cuộc tổng tấn công nhằm vào đối thủ để xây lại ảnh hưởng của mình ở châu Á.
>> Thông điệp mạnh của NATO ở châu Á – Thái Bình Dương
Sau năm 1945, phần lớn các quốc gia châu Á không có cái nhìn thân thiện với các nước đế quốc phương Tây. Mỹ rút quân khỏi khu vực này giúp các nước mới giành độc lập, có quyền tự quyết. Song, một khoảng trống quyền lực tồn tại ở đây.
Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng trở nên quan trọng; là động lực tăng trưởng chính, giàu tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, thể chế,…Đặc biệt, sự trỗi dậy của Trung Quốc kéo Mỹ trở lại khu vực với rất nhiều chiến lược bắt đầu được thực hiện từ thời Tổng thống B. Obama.
Nhưng cách tiếp cận “cứng rắn” của ông Trump có phần khiến chuỗi dây quyền lực Mỹ bị gián đoạn. Điều đó không làm cho Trung Quốc thu mình, ngược lại cường quốc châu Á càng thể hiện quyết tâm thiết lập hệ giá trị riêng biệt.
Riêng trong lĩnh vực kinh tế, Washington thiếu quyết tâm giúp chính họ và đồng minh thoát khỏi ảnh hưởng bao trùm của Trung Quốc. Nói cách khác, Mỹ không thể lôi kéo được các đồng minh tham gia trên mặt trận kinh tế, đặc biệt là các nước thuộc vùng lõi ở Đông Nam Á, Đông Bắc Á.
Ví dụ, Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã yêu cầu Mỹ cam kết mạnh mẽ đối với thương mại tự do ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Điều này không chỉ đơn giản là cố gắng cô lập Bắc Kinh, mà xây dựng một chính sách kinh tế tích cực để thuyết phục các đồng minh phát triển thị trường và chuỗi cung ứng độc lập với Trung Quốc.
Việc Mỹ khước từ tư cách thành viên chủ chốt trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) để lại cho Bắc Kinh môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa vô cùng rộng lớn. Rõ ràng, chính sách ứng phó Trung Quốc của Mỹ kém hiệu quả.
Hợp tác với Trung Quốc mang lại nhiều lợi ích hơn cả, nhiều đồng minh của Mỹ cũng không sẵn sàng thể hiện thái độ “bài Trung Quốc” quyết liệt. Thay vì tách rời về kinh tế, nhiều nước đang thắt chặt thêm quan hệ thương mại với Trung Quốc, dù vẫn phòng ngừa rủi ro bằng cách đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, xây dựng chuỗi cung ứng mới.
Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á hiện nay là thiết thực, biểu hiện từ những hoạt động cụ thể như đầu tư, thương mại, hợp tác văn hóa, xã hội; giao lưu chính trị, trao đổi quốc phòng song phương lẫn đa phương.
Cụ thể hơn, mạng lưới doanh nhân Hoa kiều bao phủ châu Á, đặc biệt có sức mạnh rất đáng kể tại các nền kinh tế ở Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore.
Mới đây tại Indonesia, quốc gia mà Nhà trắng muốn quy tụ – đã hợp tác với tập đoàn Huawei trong lĩnh vực an ninh mạng và hệ thống chính phủ điện tử. Đặc biệt, Saudi Arabia quan tâm nhiều hơn đến hệ sinh thái công nghệ Trung Quốc.
Năm 2022, bất chấp căng thẳng địa chính trị, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của EU, cũng như trở thành nhà cung cấp và thu mua lớn nhất ở châu Phi. Gần 2/3 các nước trên thế giới giao dịch với Trung Quốc nhiều hơn với Mỹ!
Trong lĩnh vực năng lượng, Bắc Kinh thi triển các bước đi vô cùng hiệu quả chỉ trong thời gian 1 năm kể từ khi chiến sự Nga – Ukraine xảy ra, nếu không muốn nói quyền lực Trung Quốc với các mỏ dầu từ Nga đến Trung Đông hiện nay là không có gì bàn cãi.
Bất chấp các nền dân chủ phương Tây liên tục lên án, nhưng chiến lược mở rộng vòng tròn an ninh của Trung Quốc rất thành công, những gì chúng ta biết được cũng đủ tạo thành mạng lưới đa điểm trên bản đồ thế giới.
Washington rõ ràng là một cản trở quá lớn với Trung Quốc, đang tích cực lôi kéo đồng minh, phát động cuộc tổng tấn công nhằm vào đối thủ. Liệu Nhà trắng có thể làm được gì ở châu Á?
Còn tiếp…
[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]
[wpcc-script]