>>Lựa chọn “đột phá của đột phá” để Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ phát triển nhanh, bền vững

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau đợt kiểm tra lần thứ 3 tại Việt Nam đoàn Thanh tra Ủy ban Châu Âu (EC) đã ghi nhận những nỗ lực và sự cởi mở của Việt Nam đối với các khuyến nghị của EC. Tuy nhiên, đoàn thanh tra cũng cho rằng việc thực thi một số quy định pháp lý mới vẫn còn hạn chế và không đồng đều.

Theo đó, quá trình giám sát đội tàu đánh bắt tại các địa phương đã được cải thiện nhưng số lượng tàu mất kết nối khi đánh bắt vẫn còn cao. Giữa các tỉnh, thành phố khiến hệ thống kiểm soát đánh bắt vẫn chưa đủ để ngăn chặn hiệu quả việc khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

a

Đoàn Thanh tra Ủy ban Châu Âu (EC) đã ghi nhận những nỗ lực và sự cởi mở của Việt Nam đối với các khuyến nghị của EC. (Ảnh: Tuấn Vỹ)

Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng tàu cá Việt Nam bị bắt giữ ở vùng biển các nước láng giềng. Vì vậy, Đoàn Thanh tra cho rằng ngành Thủy sản Việt Nam cần chuyển hạn ngạch giấy phép khai thác giữa các tỉnh, đảm bảo không tăng giấy phép cho mỗi loại nghề.

Đồng thời, thận trọng đối với sửa đổi quy định về quản lý hệ thống giám sát tàu cá, theo hướng tập trung kiểm soát tất cả các tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên. Có quy định cụ thể về khả năng thu hồi giấy phép của một cảng được chỉ định trong trường hợp cơ quan quản lý cảng hoạt động kém hiệu quả.

Chưa kể đến, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu cũng khuyến nghị cơ quan chức năng Việt Nam tăng mức xử phạt đối với hành vi tàu cá vi phạm khi đánh bắt ở vùng biển nước ngoài,  xem xét quy định truy tố một số hành vi vi phạm nghiêm trọng. Cùng với đó là quy định xử phạt đối với hành vi tàu cá đi ra ngoài ranh giới vùng biển Việt Nam,… 

a

Các địa phương cần quản lý, giám sát việc khai thác thủy sản chặt chẽ hơn trong thời gian tới. (Ảnh: Tuấn Vỹ)

Theo bà Nguyễn Thị Trang Nhung, Vụ phó Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Đoàn Thanh tra cũng đã yêu cầu Việt Nam quy định cụ thể về khả năng thu hồi giấy phép của một số cảng chỉ định trong trường hợp cơ quan quản lý cảng cá hoạt động kém hiệu quả hoặc có vấn đề về kiểm soát mang tính hệ thống trên địa bàn tỉnh quản lý. Đồng thời, EC cũng khuyến nghị tăng mức xử phạt, bổ sung tịch thu sản phẩm khai thác, xem xét truy tố đối với một số hành vi vi phạm nghiêm trọng.

“Đoàn Thanh tra cũng yêu cầu chuẩn hóa việc lưu trữ hồ sơ tại tất cả các cảng, bao gồm các thông tin thống nhất trong giám sát ra, vào cảng, sản lượng thủy sản bốc dỡ, ghi chép các vi phạm và các chế tài xử lý đã được áp dụng”, bà Nhung cho hay.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhìn nhận nếu không thực thi nghiêm túc các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu, ngành xuất khẩu thủy sản ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy, ông Tiến đề nghị các địa phương ven biển tiếp tục thực hiện nghiêm túc các khuyến nghị của EC, cùng với đó là khắc phục các tồn tại đã được chỉ ra.

“EC đã yêu cầu nâng cao mức phạt cao hơn mức làm lợi do vi phạm. Nếu như chúng ta thực hiện tốt Nghị định 42 về thủy sản thì chúng ta đã làm tốt việc thực thi pháp luật. Các Bộ, ngành và địa phương nên cùng quyết tâm sớm gỡ thẻ vàng của EC”, ông Tiến nói.

Kỳ vọng sau lần kiểm tra tới, Việt Nam sẽ gỡ được thẻ vàng IUU

Kỳ vọng sau lần kiểm tra tới, Việt Nam sẽ gỡ được “thẻ vàng” IUU.

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua các địa phương nhanh chóng có những khắc phục trong việc giám sát tàu cá. Cụ thể, tàu cá được cấp giấy phép đã tăng 20% so với tháng 9/2022 (đạt 86,7%),  số tàu lắp VMS tăng lên 96,35%, tăng 1,06% so với tháng 9/2022 (đạt 28.739/29.827) và số tàu từ 24m mất kết nối đã có 30,6% phản hồi lại của địa phương.

Đồng thời, các địa phương đã có cập nhật 100% dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia, kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến. Song song là thực hiện xác nhận chứng nhận truy xuất nguồn gốc thủy sản, bảo đảm 100% tàu cá chiều dài 15m trở lên cập cảng đúng quy định,…

Các đơn vị cũng đã thường xuyên tuần tra, kiểm tra, kiểm soát về xử lý vi phạm IUU, xác minh xử lý 100% tàu cá không duy trì kết nối giám sát hành trình. Cùng với đó, điều tra xử lý 100% vụ việc tàu cá Việt Nam vi phạm nước ngoài và cập nhật đầy đủ kết quả xử lý. Với những nỗ lực vừa qua, các địa phương, Bộ, ngành kỳ vọng sẽ gỡ được “thẻ vàng” trong đợt kiểm tra của EC vào tháng 5/2023 tới.

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]