Kết nối du lịch – hàng không sẽ “kéo” khách du lịch đến các địa phương nhằm hiện thực hóa con số 8 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm 2023.

Kết nối du lịch – hàng không sẽ “kéo” khách du lịch đến các địa phương nhằm hiện thực hóa con số 8 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm 2023.

Dự báo năm 2023, vận chuyển quốc tế đạt 34 triệu hành khách khách, tăng 3 lần so năm 2022 và bằng 83% so năm 2019.

Cùng bắt tay đầu tư

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), du lịch thế giới dự đoán mất từ 2 – 4 năm để lấy lại đà tăng trưởng bằng mức trước dịch Covid-19. Để phục hồi du lịch, Việt Nam đã nới lỏng quy định rào cản nhập cảnh để thu hút khách quốc tế và đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, lượng khách du lịch quốc tế đón được từ khi mở cửa còn hết sức hạn chế các địa phương hiện nay đều phải tập trung các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch tăng trưởng khách du lịch.

Các chuyên gia đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến lượng khách quốc tế của Việt Nam chưa được như kỳ vọng như thời gian mở cửa đến nay chưa phải mùa du lịch quốc tế, xung đột chính trị tại các nước trên thế giới đã ảnh hưởng tới khách du lịch. Cùng với đó là chính sách phòng chống dịch, mở cửa của các nước khác nha, hầu hết các thị trường khu vực Đông Bắc Á (chiếm gần 70% khách quốc tế đến Việt Nam) vẫn áp dụng các biện pháp chống dịch,…

Vì vậy, nhiều đề xuất cho rằng du lịch Việt Nam hiện đang cần những cơ chế, chính sách đột phá hơn liên quan đến thủ tục nhập cảnh, thị thực, kết nối vận tải-hàng không, đường bộ và quảng bá xúc tiến du lịch. Song song là đào tạo bồi dưỡng nhân lực du lịch, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch kinh doanh tại các địa phương.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho hay việc hợp tác giữa ngành du lịch với các hãng hàng không sẽ tạo cơ hội đi lại, du lịch thuận tiện cho du khách Việt Nam và quốc tế. Theo ông Khánh, để đạt mục tiêu ngành du lịch đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, khách du lịch nội địa khoảng 102 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch khoảng 650 nghìn tỷ đồng trong năm 2023, vai trò của hàng không là rất lớn.

“Theo ước tính của doanh nghiệp lữ hành, giá vé máy bay thường chiếm 1/3 chi phí chương trình du lịch. Do vậy, liên kết tốt giữa hàng không và du lịch sẽ tạo ra những ưu đãi, tác động đến việc xây dựng sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, đem tới sự phong phú, đa dạng cho sản phẩm du lịch với giá cả phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Những gói combo sản phẩm du lịch chất lượng phù hợp với xu hướng thị trường hiện tại, khi khách du lịch có tâm lý tiết kiệm chi tiêu, luôn muốn có được một tour nghỉ dưỡng có giá cả hợp “túi tiền”, ông Khánh nhìn nhận.

>> Trung Quốc chưa mở tour, hàng không và du lịch “hụt hẫng”

Tháo bỏ rào cản visa

Theo ông Bùi Minh Đăng, Phó Phòng Vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT), việc phục hồi và sau đó tăng trưởng của ngành hàng không phụ thuộc rất lớn vào nguồn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn hậu Covid-19. Theo vị này, ngành hàng không phục hồi, đồng nghĩa với việc mở rộng về mặt địa lý và tăng về quy mô khai thác, qua đó các hãng hàng không sẽ cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng, phù hợp với mục đích, nhu cầu của người sử dụng, đặc biệt là khách du lịch. Điều này góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành du lịch và kéo theo đó là tạo việc làm, nguồn thu cho các đơn vị cung cấp dịch vụ và bảo đảm an sinh xã hội.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Dương Quang Bình, Giám đốc Công ty CP Du lịch và Tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) chi nhánh Đà Nẵng cho biết, chính sách visa của Việt Nam vẫn chưa thật sự mở, yêu cầu khách phải đi theo đoàn trong khi xu hướng sau dịch là khách đi cá nhân, gia đình hoặc nhóm nhỏ, đối với các nước được miễn visa chỉ được miễn visa trong 15 ngày.

“Về chính sách visa, cần tăng số nước miễn thị thực và kéo dài thời gian miễn visa lên 30-45 ngày. Cần xây dựng chiến dịch phát động thị trường khách du lịch thay thế, nhất là thị trường Ấn Độ và Trung Đông, lưu ý phải có sự chuẩn bị dịch vụ cho các thị trường này, nơi du khách có khả năng chi tiêu cao và đang tìm kiếm điểm đến mới sau dịch, trong đó có sự đầu tư, chung tay từ cơ quan quản lý du lịch, cụ thể là Tổng cục Du lịch với các doanh nghiệp lữ hành, hàng không”, ông Bình đề xuất.

Trong khi đó, ông Nguyễn Như Nam, Tổng Giám đốc Công ty CP Vietnam Travelmart cũng nhìn nhận lữ hành sẽ không thể phát triển nếu tách rời khỏi ngành hàng không. Theo vị này, ngành du lịch vẫn đang gặp hạn chế ở những thị trường lớn là đường bay Ấn Độ và Trung Quốc.

“Chúng tôi kỳ vọng các đơn vị quản lý hàng không, cơ quan quản lý Nhà nước có cơ chế, chính sách thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để hấp dẫn thật nhiều các hãng hàng không quốc tế mở đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung. Đồng thời cùng phối hợp với Cục Hàng không để mở các đường bay song phương”, ông Nam chia sẻ.

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]