>>Kịch bản mong chờ để đón khách Trung Quốc

Gần 1 tuần sau khi Trung Quốc chính thức công bố danh sách 20 quốc gia mà nước này cho phép tổ chức tour outbound mà “bỏ quên” Việt Nam, những người làm du lịch vẫn chưa hết bất ngờ và lo lắng.

Tuy nhiên, các chuyên gia du lịch đều cho rằng, danh sách này chỉ là tạm thời và sẽ tiếp tục được cập nhật trong thời gian tới. Bởi tương tự như thị trường Nhật Bản hay Hàn Quốc đầy hấp dẫn, việc phục hồi thị trường Trung Quốc sẽ diễn ra từ từ.

“Tôi nghĩ đây chỉ là việc trước mắt, nhất thời. Trung Quốc sẽ sớm có sự điều chỉnh việc mở cửa đến các quốc gia khác, đặc biệt là với các quốc gia mà người dân Trung Quốc muốn đi du lịch, trong đó có Việt Nam”, PGS.TS Phạm Hồng Long – Trưởng khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết.

>>Vì sao số lượng lớn khách Trung Quốc chưa thể sang Việt Nam?

Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất tới Việt Nam (259.000 lượt), tiếp theo là Mỹ (78.000 lượt).

Năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế.

Với mục tiêu đón 8 triệu khách quốc tế trong năm 2023, Tổng cục Du lịch bên cạnh thị trường Trung Quốc, còn hướng tới việc đẩy mạnh khai thác các thị trường trọng điểm như Đông Nam Á, Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan), Australia, châu Âu, Bắc Mỹ.

Từ góc độ doanh nghiệp, bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, Phó TGĐ Công ty Du lịch Vietravel chia sẻ, Trung Quốc mở cửa lại muộn nhất sau 3 năm nên cần thời gian thích ứng và điều chỉnh lại nhiếu vấn đề, dưới góc độ doanh nghiệp du lịch và hàng không chúng tôi cho rằng chỉ là vấn đề thời gian. Về phía các doanh nghiệp du lịch 2 bên thì công tác chuẩn bị sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu mới sẽ được đánh giá cao và thu hút khách du lịch.

Ông Hoàng Tuân, Giám đốc THD Travel cho rằng ngay cả khi khách Trung Quốc tới Việt Nam du lịch trở lại thì thị trường cũng chưa thể khôi phục ngay lập tức. Song, đây cũng là khoảng thời gian phù hợp để các doanh nghiệp du lịch, công ty hàng không sắp xếp, làm mới các sản phẩm của mình và đào tạo hệ thống nhân sự thêm chất lượng.

Ngoài ra, với số lượng chuyến bay charter ít ỏi, các doanh nghiệp Việt cũng chưa có cơ hội sang Trung Quốc để tìm hiểu nhu cầu, thói quen du lịch của người dân sau đại dịch, đồng thời xúc tiến thương mại và tìm kiếm các điểm đến phù hợp.

“Trung Quốc mở cửa trở lại sau gần 3 năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nên xuất hiện nhiều thay đổi, từ nhu cầu của du khách, chất lượng dịch vụ xuống cấp cho đến nguồn nhân lực hạn chế… Điều này cũng khiến các đơn vị lữ hành Việt cần thời gian khắc phục và phục hồi thị trường khách tiềm năng này”, ông Tuân nhấn mạnh.

>>Trung Quốc chưa mở tour du lịch: Mục tiêu 8 triệu khách quốc tế có ảnh hưởng?

Năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế.

Hàn Quốc là thị trường gửi khách lớn nhất tới Việt Nam (259.000 lượt), tiếp theo là Mỹ (78.000 lượt).

Trong thời gian chờ đợi, đại diện Vietravel cũng cho biết doanh nghiệp đã chuyển hướng tập trung khai thác các thị trường tiềm năng khác, “chúng tôi tập trung vào thị trường nguồn khác, mới nổi. Sau dịch có sự thay đổi và dịch chuyển, cụ thể như thị trường Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, các nước Trung Đông và gần đây nhất là thị trường Mỹ. Xu thế khách hàng lựa chọn hành trình và tìm kiếm thị trường Việt Nam từ những nơi này khá cao”.

Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, các thị trường khách quốc tế lớn nhất trong tháng 1/2023 bao gồm: Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Australia, Nhật Bản, Campuchia, Malaysia, Singapore. Tổng thu từ du lịch trong tháng đầu năm đạt 46.000 tỷ đồng.

Do đó, bên cạnh việc tiếp tục chờ đợi thị trường khách này, các doanh nghiệp cũng tận dụng những lợi thế sẵn có, đẩy mạnh khai thác các thị trường tiềm năng khác. Đa dạng thị trường khách quốc tế, tránh phụ thuộc sẽ góp phần giúp ngành du lịch phát triển bền vững.

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]