Trang chủ Bất động sảnChính sách - Quy hoạch Hạ Tầng Lào Cai – Động Lực Cho Du Lịch Vươn Xa

Hạ Tầng Lào Cai – Động Lực Cho Du Lịch Vươn Xa

bởi Linh

Nâng Tầm Kết Nối, Rút Ngắn Khoảng Cách

Một buổi sáng cuối tháng 5, đứng trên đỉnh đèo Ô Quy Hồ, nhìn xuống thị xã Sa Pa, những con đường uốn lượn giờ đã được thảm nhựa phẳng lỳ. Xe cộ tấp nập nhưng không còn cảnh “lò cò” vì ổ gà như trước.

Cầu Móng Sến trong dự án xây dựng tuyến đường mới kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Công trình cầu Móng Sến thay cho quốc lộ 4D hiện có


Sự chuyển mình mạnh mẽ của Lào Cai từ hạ tầng đang dần hiện rõ. Những trạm dừng chân, nhà hàng, điểm check-in san sát giữa màu xanh bạt ngàn của núi rừng Hoàng Liên Sơn. Tất cả như đang kể câu chuyện Lào Cai vùng đất biên viễn đã bừng tỉnh và chuyển mình mạnh mẽ từ những bước chân đầu tiên của hạ tầng.

Cách đây chừng 10 năm, để đi từ Hà Nội lên Sa Pa, du khách phải mất từ 8-10 tiếng qua những cung đường đèo ngoằn ngoèo.

Nhưng từ khi tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài hơn 245km được đưa vào sử dụng, khoảng cách thời gian ấy đã được rút ngắn xuống chỉ còn khoảng 4-5 tiếng.

Con đường cao tốc không chỉ là một tuyến giao thông, mà là sợi dây kéo du lịch Lào Cai thoát khỏi cảnh “khép kín” bao năm.

Theo số liệu từ Sở Xây dựng tỉnh, từ năm 2015 đến nay, Lào Cai đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông nội tỉnh.

Anh Nguyễn Văn Quân, tài xế xe du lịch tuyến Hà Nội – Sa Pa cho biết: “Trước kia khách ngại đi xa, giờ có cao tốc, đường nối vào tận bản làng nên đi đâu cũng dễ. Thậm chí có khách thuê xe riêng đi Y Tý, Mường Hum những nơi trước đây gần như bị ‘lãng quên’ vì quá khó đi”.

Cơ Hội Mới Cho Những Vùng Đất Cũ

Y Tý (Bát Xát), Bắc Hà, Si Ma Cai những nơi từng “nằm ngoài bản đồ du lịch” nay đang sống trong làn gió mới của hạ tầng.

Tuyến đường lên Y Tý, huyện Bát Xát

Tuyến đường lên Y Tý đang được nâng cấp

Lượng khách đến Y Tý tăng đột biến trong 2 năm gần đây, đặc biệt là giới trẻ săn mây, nhiếp ảnh gia, blogger du lịch.

Chị Nguyễn Hải Anh, chủ homestay ở thôn Lao Chải, Y Tý, chia sẻ: “Trước đây khách chỉ lên vào mùa mây vì đi lại vất vả. Nay đường đẹp, mùa nào cũng có người đến.”

Homestay ở Y Tý

Homestay ở Y Tý


Du khách đến Y Tý

Du khách đến Y Tý

Sự phát triển đồng bộ hạ tầng còn tạo điều kiện để tổ chức các sự kiện tầm cỡ: Lễ hội đua ngựa Bắc Hà, Festival hoa hồng, lễ hội mùa vàng Bát Xát…

Tuy vậy, cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng, thách thức đặt ra là làm sao để phát triển bền vững.

Anh Hoàng Văn Thái, kiến trúc sư người Hà Nội từng tham gia thiết kế nhiều khu nghỉ dưỡng tại Sa Pa, nhận định: “Hạ tầng du lịch không nên chỉ là khách sạn cao tầng, mà phải phù hợp với cảnh quan, văn hóa.”

Với tầm nhìn đến năm 2030, Lào Cai xác định sẽ trở thành trung tâm du lịch quốc tế.

Có thể bạn quan tâm