Google vốn khá thận trọng với những công cụ sáng tạo nội dung bằng AI, không vội đưa ra công chúng. Thế nhưng khi ChatGPT ra mắt và gây sốt, liệu ông trùm công nghệ này có thay đổi?
>>ChatGPT đã thực sự hiệu quả? (Phần 2)
Ở thời gian trước, dù phải chịu sức ép cạnh tranh khổng lồ từ đối thủ Microsoft cùng nhiều công cụ AI từ các bên khác, thế nhưng bản thân Google vẫn cực kỳ thận trọng với những sáng chế, công nghệ liên quan đến AI. Tuy nhiên hiện tại, khi Microsoft bắt đầu đổ hàng tỷ đô vào OpenAI, công ty sáng chế ra ChatGPT, với mục đích tích hợp công nghệ này vào sản phẩm Microsoft, thì Google đã có những động thái rõ nét hơn.
Chẳng hạn theo một bản ghi nhớ do CNBC đưa tin, Google đang thúc giục bộ phận AI của mình “ưu tiên công việc để đáp trả lại ChatGPT”. Google từ chối xác nhận liệu họ có ra mắt chatbot công khai hay không, tuy nhiên người đại diện Lily Lin khẳng định rằng công ty này sẽ tiếp tục thử nghiệm nội bộ công nghệ AI và hy vọng sớm công bố ra bên ngoài.
Một số nguồn tin cho thấy nhánh nghiên cứu của Google đang tập trung vào một số công nghệ AI mang tính đột phá, chẳng hạn công cụ tạo ra một đoạn văn đúng chữ nghĩa, tạo ra hình ảnh mới, đoạn nhạc mới hoặc video mới.
Trước đó hồi tháng 11, Zoubin Ghahramani, phó chủ tịch nghiên cứu tại Google, khẳng định rằng Google đang có một cuộc cạnh tranh quan trọng trong lĩnh vực AI. Tuy nhiên họ không chỉ muốn dẫn đầu trong việc tạo ra công nghệ, mà còn muốn bảo đảm chất lượng thông tin của những nội dung do công nghệ tạo ra, cũng như kiểm soát, đo lường được công nghệ có thể tạo ra những gì và tạo ra bằng cách nào. Họ cho rằng bây giờ không phải là thời điểm để thế giới kết nối công cụ AI trên diện rộng để tạo ra nhiều thứ.
Thế nhưng mọi chuyện lại không đi theo hướng mà Google đặt ra. Chỉ bốn tuần sau cuộc phỏng vấn này của Ghahramani, OpenAI tung ra sản phẩm ChatGPT, cho phép tất cả mọi người truy cập miễn phí, miễn sao là có internet. Và giờ đây hàng triệu người trên thế giới đã dùng thử, làm dấy lên nhiều luồng thảo luận ở các trường hợp và công ty về tương lai của giáo dục và công việc.
OpenAI từ chối đưa ra bình luận so sánh với Google. Tuy nhiên trong buổi công bố mối quan hệ hợp tác hồi tháng 1, Microsoft và OpenAI cho biết họ cam kết xây dựng những hệ thống và sản phẩm AI đáng tin cậy và an toàn.
Trong khi đó công cụ viết AI của Google, có tên LaMDA, lần đầu tiên ra mắt năm 2021. Họ đã mời nhiều tác giả tham gia hội thảo Wordcraft Writer Workshop, đánh giá những đoạn văn bản do LaMDA tạo ra.
>>Cơn hỗn loạn mang tên ChatGPT (Phần 1)
Giống như những mô hình ngôn ngữ học khác, chẳng hạn GPT của OpenAI, LaMDA có thể tạo ra những đoạn văn bản thuyết phục và trò chuyện với con người dựa trên quá trình xử lý từ kho tài liệu trực tuyến và kho sách số hóa.
Các nhà văn đánh giá rằng LaMDA là một công cụ tìm kiếm hữu ích hơn. Thế nhưng về mặt giá trị nội dung, LaMDA vẫn còn kém xa so với những gì con người có thể sáng tạo. Nó thường cho ra những câu văn tẻ nhạt, sáo rỗng, kèm theo một số định kiến về giới tính.
Bản thân Google khi giới thiệu LaMDA ngoài nhấn mạnh tính linh hoạt của công cụ này, còn không quên nhắn nhủ về những nguy cơ sử dụng sai mục đích, lan truyền thông tin sai lệch hoặc mang tính thù địch.
Trong quá trình phát triển LaMDA, nội bộ Google cũng tồn tại mâu thuẫn. Chẳng hạn công ty này loại bỏ một số nhà nghiên cứu nổi tiếng, những người đang làm giám định rủi ro công nghệ AI. Hồi năm ngoái, họ đuổi việc một kỹ sư, vì người này đăng công khai một đoạn hội thoại với LaMDA, trong đó công cụ này tuyên bố sai lệch rằng nó có ý thức giống con người, có nhiều cảm giác và cảm xúc.
Mặc dù ChatGPT và những đối thủ khác có thể không bao giờ tạo ra được những tác phẩm văn học nổi tiếng. Thế nhưng người ta kỳ vọng chúng sẽ hỗ trợ trong những công việc chuyên môn khác như gỡ lỗi code, soạn các bài quảng cáo và tăng tốc độ thực hiện các bản trình chiếu Powerpoint.
Và đó chính là điểm then chốt khiến Microsoft muốn tích hợp OpenAI vào các sản phẩm của mình, bởi vì Microsoft chính là đơn vị cung cấp những phần mềm văn phòng. Trong khi đó lợi ích này không quá hấp dẫn đối với Google, bởi doanh thu của họ phần lớn từ tiền quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm. Vậy nên họ rất thận trọng với những công cụ AI kiểu này. Vì nếu dựa vào AI và đưa ra các câu trả lời sai cho những truy vấn của khác, thì điều đó sẽ là thảm họa đối với một công cụ tìm kiếm.
Bản thân Microsoft cũng có công cụ tìm kiếm là Bing. Thế nhưng hiện nay các câu trả lời từ ChatGPT đều thiếu chính xác và lỗi thời. Hơn thế nữa tích hợp GPT vào Bing cũng rất tốn kém. Vậy nên ChatGPT chưa thể đe dọa đến lĩnh vực tìm kiếm mà Google đang thống trị.
Cũng trong tháng 11, khi được hỏi cảm nhận về độ hot của công cụ tạo hình ảnh DALL-E củ OpenAI, Ghahramani vui vẻ trả lời rằng đôi khi họ hơi khó chịu về chuyện này, vì bản thân họ đã phát triển nhiều công cụ như vậy. Thế nhưng ông cho rằng Google khi đưa ra sản phẩm không phải để câu “like” hay kéo lượt “click”. Và ông khẳng định công ty của mình đang dẫn đầu trong việc xuất bản những nghiên cứu khoa học về AI mà các đơn vị khác dựa vào đó để phát triển sản phẩm.
[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]
[wpcc-script]