>>Giải bài toán vốn cho doanh nghiệp

Tại văn bản số 229 do ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ký ban hành về việc tổ chức giao thông trên tuyến đường ĐT603B và ĐT 619 (Đường Võ Chí Công) nêu rõ để tăng cường đảm bảo an toàn giao thông trong thời gian đến có phương án tổ chức giao thông trên đường ven biển ĐT.603B và ĐT.619 (đường Võ Chí Công). Trong đó, cấm xe kéo sơ-mi-rơ-moóc, xe sơ-mi-rơ-moóc, xe tải có trọng tải từ 5 năm tấn trở lên lưu thông (trừ xe phục vụ thi công các công trình dọc tuyến và các dự án hai bên tuyến mà không có đường đi khác). Các xe này có thể lưu thông trên các đường khác, các phương tiện còn lại lưu thông bình thường.

Việc tỉnh Quảng Nam cắm biển báo giới hạn các phương tiện lưu thông trên tuyến đường Võ Chí Công và các tuyến đường khớp nối không quá 5 tấn thời gian qua đã khiến doanh nghiệp cùng người dân trên địa bàn gặp nhiều hoang mang. Bởi lẽ, với việc giới hạn tải trọng như địa phương quy định thì cả doanh nghiệp và người dân đều sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Kiều Văn Hà, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tín Vũ cho rằng việc tỉnh Quảng Nam quy định như vậy là đang tạo áp lực rất lớn cho doanh nghiệp của ông cũng như các đơn vị khác. Ông chia sẻ, hiện doanh nghiệp ông đang có trụ sở tại xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam), hàng ngày công ty xuất phát phải đi trên đường Võ Chí Công, ngoài ra không còn đường nào khác để để đi. Cùng với đó, công ty đang cung cấp và vận chuyển vật liệu xây dựng cho các công trình lân cận tại xã Duy Hải, Duy Nghĩa (huyện Duy Xuyên), huyện Thăng Bình, TP. Hội An,… và đều xuất phát từ điểm trên nên không thể ra đường.

Biển giới hạn xe ô tô tải không quá 5 tấn dọc đường ven biển Võ Chí Công khiến doanh nghiệp và người dân hoang mang.

Biển giới hạn xe ô tô tải không quá 5 tấn dọc đường ven biển Võ Chí Công khiến doanh nghiệp và người dân hoang mang.

“Nếu như thực hiện đúng quy định của tỉnh, chắc chắn giá nguyên vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là vùng Đông sẽ tăng lên rất cao so với hiện tại. Đơn giản, vì nếu dùng xe đủ 5 tấn để chở đá từ huyện Núi Thành về tới Duy Xuyên thì chỉ có thể chở được 2,5 khối nếu đi trên đường Võ Chí Công. Như vậy, thì phải dùng đến 4 xe cỡ đó mới đủ số lượng mà 1 xe 10 khối như đơn vị hiện có. Còn chở bằng xe lớn về sẽ bị kẹt ở đường Võ Chí Công, rõ ràng là các chi phí sẽ bị đội lên rất nhiều”, ông Kiều Văn Hà nói.

Lấy ví dụ cụ thể, ông Hà cho rằng với đơn giá đá hiện nay đang dao động khoảng 350.000 đồng/khối đá thì thời gian sau buộc phải bán đến 700.000 đồng/khối để bù tổn cho các chi phí khác. Và tương tự, đến cát xây dựng thời gian đến cũng phải bán trên 600.000 đồng/khối nếu thực hiện trên quy định này.

“Chưa kể đến, nếu không được dùng các xe lớn, thì một bộ phận lái xe của đơn vị phải lâm cảnh thất nghiệp vì không thể cho xe ra đường. Còn nếu đơn vị thuê xe cỡ nhỏ thì phải bù tổn nhiều chi phí, còn các xe cỡ lớn hơn thì phải nằm bãi, trong khi các xe này đều là từ nguồn vay ngân hàng. Hơn hết, không chỉ doanh nghiệp chịu thiệt mà người dân cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực đáng kể, khi phải gánh thêm nhiều loại chi phí phát sinh”, ông Kiều Văn Hà nhìn nhận.

Vấn đề chi phí gia tăng là hiện hữu, khi anh Lê Việt, người dân huyện Duy Xuyên cho hay giá thành cát xây dựng hiện đang vọt lên trên 370.000 đồng/khối và các lái xe đang nhắn người dân nên mua trữ thêm để sử dụng vì giá sẽ còn tăng nữa. Anh Việt cho biết, thời gian tới vì vận chuyển khó khăn nên nhiều đơn vị đã thông báo với người dân đang xây dựng nhà cửa sẽ tăng giá bán vật liệu xây dựng.

Với kinh phí hơn 2 nghìn tỷ đồng, đường Võ Chí Công được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội cho địa phương.

Với kinh phí hơn 2 nghìn tỷ đồng, đường Võ Chí Công được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kinh tế – xã hội cho địa phương.

“Hiện nay để xây được ngôi nhà đã tốn rất nhiều kinh phí, nếu giá nguyên vật liệu vẫn còn tăng nữa thì người dân chắc chắn sẽ gặp nhiều thiệt thòi. Giá thành tăng sẽ đánh trực tiếp vào túi tiền của người dân, chưa kể đến việc vận chuyển chậm hơn cũng sẽ ảnh hưởng đến thi công làm nhà”, anh Việt thở dài.

Theo tỉnh Quảng Nam, hiện nay đoạn 1 lưu lượng xe rất lớn vào giờ cao điểm, nhiều xe đầu kéo với kích thước lớn có xu hướng cản trở, làm chậm tốc độ lưu thông các xe khác và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Đoạn 2, lưu lượng đang tăng dần, đường mới thông xe một nửa mặt cắt ngang quy hoạch, xe đầu kéo, xe tải với kích thước lớn và chạy với tốc độ cao nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng dọc đường Võ Chí Công hiện nay có rất ít đường dân sinh cắt ngang. Đồng thời, nếu dồn tổng lượng xe tải trọng lớn lên đường Quốc lộ 1 cũng sẽ xuất hiện các nguy cơ tiềm ẩn tương tự. Bởi lẽ, hiện nay hai bên Quốc lộ 1 qua tỉnh Quảng Nam cũng chỉ có 4 làn xe và đang rất đông phương tiện lưu thông.

Vì vậy cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông khi số lượng xe tải trọng lớn quá nhiều và chen chúc nhau. Tương tự, nếu trên tuyến đường Võ Chí Công lưu thông các phương tiện tải trọng nhỏ hơn nhưng đông đúc hơn thì nguy cơ vẫn sẽ là xảy ra.

Trước những bất cập,  Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư – Thương mại Đại Việt cùng Chi nhánh Công ty Xăng dầu Khu vực V – TNHH MTV tại Quảng Nam và một số đơn vị liên quan đã kiến nghị đến tỉnh Quảng Nam về việc được lưu thông trên các tuyến đường này. Sau khi xem xét, tỉnh Quảng Nam đã có văn bản số 542/UBND-KTN do ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký về việc cho phép các phương tiện có trọng tải trên 05 (năm) tấn vận chuyển xăng, dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (gas) được lưu thông trên các tuyến đường ĐT.603B và ĐT.619 (Võ Chí Công) để cung ứng xăng, dầu, gas phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong khu vực.

Đường lớn, hoành tráng nhưng vắng bóng phương tiện vì quy định oái oăm của địa phương.

Đường lớn, hoành tráng nhưng vắng bóng phương tiện vì quy định oái oăm của địa phương.

Tuy nhiên, chỉ với ngành hàng xăng, dầu, gas thôi là chưa hợp lý, bởi có rất nhiều doanh nghiệp khác cũng cần được lưu thông trên tuyến đường này. Nếu quy định cấm kéo dài, nhiều doanh nghiệp sẽ lâm cảnh khó khăn bởi phương tiện không thể lưu thông, hàng hóa đình trệ vì di chuyển chậm theo tải trọng.

Vào tháng 6/2022, tỉnh Quảng Nam đãyêu cầu việc thiết kế đô thị hai bên tuyến đường Võ Chí Công phải đảm bảo quản lý phát triển cảnh quan nhằm hướng đến tuyến đường tạo động lực phát triển cho khu vực ven biển, tạo nên ấn tượng mới của tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở phân tích đánh giá tiềm năng phát triển và các điều kiện hình thành đô thị mới, khu vực nghiên cứu được định hướng phát triển tuyến tính gắn với các khu vực phát triển quan trọng, đóng vai trò là động lực thúc đẩy đô thị vùng Đông hình thành trên toàn tuyến.

Trong đó nhấn mạnh, đường Võ Chí Công là tuyến đường phát triển du lịch ven biển kết hợp phát triển đô thị và công nghiệp, là hành lang hạ tầng quan trọng với đa dạng loại hình giao thông. Đây là trục đường động lực phía Đông kết nối mở rộng không gian phát triển với thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi. Về tương lai, phương án mở rộng đến năm 2050 gắn với lưu lượng hành khách qua sân bay Chu Lai, lượng hàng qua hệ thống cảng biển, các khu công nghiệp, sự hình thành và phát triển của các khu đô thị và khu du lịch.

Với những kỳ vọng về tuyến đường thông thương giữa nhiều địa phương, tỉnh Quảng có lẽ phải tạo thêm điều kiện thuận lợi hơn để tuyến đường nghìn tỷ đi vào sử dụng tốt hơn với mong đợi. Qua đó, cả doanh nghiệp, người dân cùng được hưởng lợi hơn là gặp “thế bí” trong đời sống sinh hoạt và kinh doanh.

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]