VCCI đề xuất VBF định hình lại chiến lược hoạt động, ít nhất là trong vòng 5 năm tới.
>> Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và UAE
Chiều ngày 6/2, tại trụ sở Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, Đồng Chủ tịch Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) và ông Soren Roed Pedersen, Đồng Chủ tịch VBF, Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EUROCHAM) đã có những trao đổi, chia sẻ về mục tiêu tái cơ cấu, điều chỉnh các hoạt động cũng như khởi động các hoạt động năm 2023 của Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam.
Theo đó, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh, kể từ khi được thành lập, vận hành bởi IFC năm 1997 và từ năm 2012 chuyển giao vai trò điều phối hoạt động cho các phòng thương mại và hiệp hội doanh nghiệp, VBF đã luôn nhất quán với mục tiêu “cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam”.
Theo đó, VBF đã có nhiều góp quan trọng trong việc thúc đẩy nhiều cải cách pháp luật quan trọng tạo thuận lợi cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, bao gồm cả khu vực FDI và khu vực kinh tế tư nhân trong nước.
Ông Phạm Tấn Công khẳng định, mục tiêu nêu trên vẫn đúng hướng, nhưng bối cảnh hiện nay đã có những chuyển biến căn bản. Việt Nam đã đặt mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, song việc vượt “bẫy thu nhập trung bình thấp” là không dễ dàng. Những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, bất ổn của kinh tế – chính trị toàn cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu… đang đặt ra nhiều thách thức lớn đối với sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, kể cả khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp FDI.
Hai Vị Đồng Chủ tịch Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam đều thống nhất nhấn mạnh, trong bối cảnh này, VBF càng cần thể hiện rõ vai trò gắn kết các thành viên để tiếp tục vừa thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, vừa có những đóng góp quan trọng trong thực hiện các mục tiêu phát triển mới của Việt Nam. Vì vậy, VBF cần định hình lại chiến lược của mình một cách rõ ràng hơn trong thời gian tới, đây cũng là nền tảng và định hướng cho việc triển khai hiệu quả hơn mối quan hệ đối tác giữa VBF và các cơ quan Nhà nước tại Việt Nam.
>> Văn hóa kinh doanh bắt đầu từ người đứng đầu
>> FTA thế hệ mới đòi hỏi doanh nhân thế hệ mới
>> Lãnh đạo VCCI thăm, chúc tết đại diện cộng đồng doanh nghiệp
Ở góc độ của mình, VCCI đề xuất VBF định hình lại chiến lược hoạt động, ít nhất là trong vòng 5 năm tới, cụ thể, về tầm nhìn, xây dựng và củng cố vị thế VBF trở thành một đối tác tin cậy, đồng hành cùng các cơ quan Nhà nước Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu mới trong phát triển kinh tế quốc gia đến năm 2030 và 2045.
Bên cạnh đó, về sứ mệnh, VBF sẽ tiếp tục góp phần tích cực cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển bền vững, mạnh mẽ của cộng đồng kinh doanh tại Việt Nam. Cụ thể trong thời gian tới, VBF sẽ tập trung củng cố, đổi mới hoạt động để nâng cao hiệu quả cơ chế đối thoại giữa cộng đồng doanh nghiệp với Chính phủ và các bộ, ngành, triển khai một số hoạt động phối hợp với các cơ quan của Đảng, Quốc hội hướng tới việc tạo lập khung khổ chính sách, pháp luật đầu tư – kinh doanh thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, VBF sẽ tổ chức một số sự kiện phối hợp với chính quyền các tỉnh, thành phố để thúc đẩy liên kết vùng một cách hiệu quả, một chủ trương lớn của Việt Nam được đặt ra trong thời gian gần đây.
VCCI khẳng định sẵn sàng hỗ trợ VBF và các thành viên về mặt truyền thông để tăng cường hình ảnh và tác động của VBF. Trên thực tế, VCCI hiện nay vận hành một tổ hợp truyền thông mạnh gồm Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp với 5 phụ trương định kỳ, gồm: báo in, báo điện tử; tiếng Việt, tiếng Anh. VCCI sẽ dành không gian phù hợp định kỳ đăng tải thông tin về hoạt động của VBF và các thành viên VBF trên tổ hợp truyền thông của mình.
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công khẳng định, việc triển khai những hoạt động nêu trên có thể thúc đẩy tăng cường sự hiện diện về mặt hình ảnh, hoạt động, cũng như quan điểm của VBF đối với các đối tác từ khu vực công của Việt Nam. Đồng thời, việc triển khai hiệu quả các hoạt động nêu trên cũng góp phần cải thiện hình ảnh, uy tín của VBF trong cộng đồng doanh nghiệp hội viên của mỗi tổ chức, cũng như các tổ chức quốc tế có liên quan.
[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]
[wpcc-script]