>>Nhiều giải pháp bù khoản lỗ của EVN ngoài việc tăng giá điện

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), yêu cầu khẩn trương hoàn thành xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023.

Bộ Công Thương đề nghị EVN khẩn trương kiểm toán chi phí sản xuất, kinh doanh điện. Ảnh minh hoạ: Internet

Bộ Công Thương đề nghị EVN khẩn trương kiểm toán chi phí sản xuất, kinh doanh điện. Ảnh minh hoạ: Internet

Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị EVN tập trung nguồn lực, hoàn thành quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh (SXKD) điện 2022, báo cáo tài chính của công ty mẹ tập đoàn và các đơn vị thành viên. Mặt khác, phải làm việc với các đơn vị kiểm toán độc lập có uy tín kiểm toán báo cáo theo đúng quy định.

Trên cơ sở quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện, báo cáo tài chính năm 2022 của công ty mẹ và các đơn vị thành viên, bước tiếp theo Bộ Công thương sẽ công bố công khai kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022.

Đây cũng là căn cứ để Bộ Công Thương hoàn thành tính toán phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023, báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định.

Đề nghị này của Bộ Công Thương đưa ra trong bối cảnh EVN muốn Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét sớm chấp thuận và điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân với mức đủ lớn để EVN đảm bảo cân bằng tài chính năm 2023 và không làm mất vốn của nhà nước đầu tư tại EVN.

Ngoài ra, EVN cũng đề xuất Bộ Công thương tăng gần 4% giá điện truyền tải lên 79,09 đồng/kWh so với mức đã được duyệt từ tháng 5/2022 mức 75,85 đồng/kWh. Việc này nhằm đảm bảo Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) không bị lỗ.

Trước đó, trong báo cáo vừa gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương EVN cho biết, ước tính năm 2022, công ty mẹ EVN, các tổng công ty điện lực và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia lỗ sản xuất kinh doanh khoảng 28.876 tỷ đồng.

Năm 2023, nếu giá bán lẻ điện giữ nguyên theo giá điện hiện hành, thì số lỗ dự kiến lên đến 64.941 tỷ đồng, trong đó 6 tháng đầu năm sẽ lỗ 44.099 tỷ đồng và 6 tháng cuối năm lỗ 20.842 tỷ đồng.

>>Khung giá mới cho điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp: Doanh nghiệp vẫn “khóc ròng”

>>Năm 2023 cần điều chỉnh giá điện phù hợp

tổng lỗ sản xuất kinh doanh của EVN luỹ kế 2 năm 2022 và 2023 là 93.817 tỷ đồng. Ảnh minh hoạ: Internet

Tổng lỗ sản xuất kinh doanh của EVN luỹ kế 2 năm 2022 và 2023 là 93.817 tỷ đồng. Ảnh minh hoạ: Internet

Như vậy, tổng lỗ sản xuất kinh doanh của EVN luỹ kế 2 năm 2022 và 2023 là 93.817 tỷ đồng. Với số lỗ dự kiến trên, EVN nhận định, nếu năm 2023 không được tăng giá điện ở mức phù hợp, EVN sẽ bị mất cân đối dòng tiền hoạt động.

Bình luận về vấn đề này chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, việc tăng giá điện để phù hợp với chi phí đầu vào, chi phí sản xuất kinh doanh của ngành điện là cần thiết. Nhưng trước khi tăng giá điện EVN cần giải trình khoản lỗ sản xuất kinh doanh của EVN trong năm 2022 khoảng 31.000 tỉ đồng.

Trong đó làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan. Chủ quan như việc hao hụt điện quá định mức, chi phí quản lý nội bộ ngành điện không nằm trong quy định, tiền lương chi sai quy định… thì EVN không đưa vào các yếu tố tính toán để đề nghị tăng giá.

“Đặc biệt, việc làm rõ khoản lỗ 31.000 tỷ đồng của EVN qua kiểm toán, nếu cần thiết thì có thể mời đơn vị kiểm toán quốc tế vào kiểm toán một cách công khai, minh bạch”, chuyên gia Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.

Vẫn theo chuyên gia Vũ Vinh Phú, tăng giá điện đến mức nào? Tăng giá điện như thế nào là hợp lý? Tăng giá ở thời điểm nào cần phải cụ thể, xem xét hoàn cảnh thực tế từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, thu nhập của người dân trong bối cảnh quý 1/2023 đang khó khăn từ ảnh hưởng của kinh tế thế giới và cả trong nước.

“Doanh nghiệp đang rất khó khăn, không có đơn hàng, nhiều doanh nghiệp lỗ vẫn phải làm. Trong bối cảnh đó, EVN phải đặt mình vào vị trí của doanh nghiệp, người dân để làm giá điện”, chuyên gia Vũ Vinh Phú bày tỏ.

 

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]