>>Đề xuất đầu tư cảng cạn theo hình thức PPP

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến báo cáo Chính phủ để xin ý kiến Quốc hội xem xét thực hiện t

Trao đổi với DĐDN, ông Nguyễn Quang Đồng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông cho rằng, chủ trương thí điểm thu hút đầu tư PPP phát triển công nghiệp văn hoá là tiền đề khơi thông các nguồn lực tài chính, tạo động lực thúc đẩy ngành văn hoá trở thành ngành công nghiệp có hiệu quả cao về kinh tế, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc.

– Hiện nay, khối tư nhân khá e dè rót vốn vào lĩnh vực văn hóa. Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, thu hút đầu tư PPP cho phát triển công nghiệp văn hoá là đỏi hỏi cấp thiết từ cuộc sống, thưa ông?

Những năm qua, công nghiệp văn hoá đã phát triển ở Việt Nam trên một số lĩnh vực, ngành nghề có thế mạnh như nghệ thuật biểu diễn, âm nhạc, điện ảnh. Khi có sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân ở những lĩnh vực trên, chúng ta đã ghi nhận sự khởi sắc, phát triển. Một số bộ phim, một số chương trình biểu diễn nghệ thuật của Việt Nam đã tiếp cận với quốc tế, được các nhà chuyên môn, khán giả trong và ngoài nước đánh giá cao.

Tuy nhiên, tôi cho đó mới chỉ bước tiến ban đầu và đặt nền móng cho sự phát triển của ngành kinh doanh này. Để nâng ngành kinh doanh này lên mức trở thành ngành công nghiệp, khai thác tốt tiềm năng xuất khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế để các sản phẩm, dịch vụ văn hoá như phim ảnh, game tham gia vào một số chuỗi xuất khẩu toàn cầu thì chúng ta chưa đạt đến tư duy đó.

Trong phát triển công nghiệp văn hoá, thiếu nguồn lực tài chính là đúng, song tôi cho rằng, chúng ta đang thiếu tư duy sáng tạo để phục vụ hoạt động kinh doanh, tư duy kinh doanh để tạo sức hấp dẫn với các nhà đầu tư tư nhân. Vì vậy, dù có nguồn lực tài nguyên văn hoá phóng phú và giàu tiềm năng nhưng chúng ta chưa khai thác tốt trong khi ở các nước châu Á khác như Hàn Quốc, Nhật Bản… ngành công nghiệp này đã phát triển rất mạnh.

>>Tháo gỡ “nút thắt” trong thu hút đầu tư cảng hàng không theo hình thức PPP

Tỷ lệ dự án PPP theo hợp đồng.

Tỷ lệ dự án PPP theo hợp đồng.

– Những nút thắt nào cần tháo gỡ nhằm tạo sự hấp dẫn để các nhà đầu tư quan tâm “đổ tiền”, thưa ông?

Công nghiệp văn hoá hiểu về bản chất là ngành kinh doanh sáng tạo, ngoài nguồn lực cần có ý tưởng và sự nhanh nhạy với thị hiếu tiêu dùng hiện đại để phục vụ du khách. Song rào cản lớn nhất để thu hút nguồn lực tư nhân hiện nay là ranh giới chưa rõ ràng trong việc tự do sáng tạo với các yếu tố đảm bảo thuần phong mỹ tục, đảm bảo không xung đột với các giá trị truyền thống văn hoá.

Để khuyến khích tự do sáng tạo đồng thời ngăn ngừa kịp thời các yếu tố xấu, độc hại, các cơ quan chức năng cần có công cụ quản lý phù hợp như phân loại theo đối tượng, độ tuổi; giới hạn theo nội dung, có khuyến nghị bảo vệ người dân… Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta đang lúng túng trong việc tháo nút thắt này.

Công nghiệp văn hoá mang nhiều yếu tố sáng tạo, mới lạ nhưng những thủ tục hành chính, thủ tục cấp phép còn chưa theo kịp, chưa thống nhất khiến các nhà đầu tư tư nhân dễ đối mặt với rủi ro, thiệt hại nên chưa yên tâm đầu tư.

Nút thắt tiếp theo về bản quyền, cơ chế rõ ràng trong việc khai thác lợi nhuận tài nguyên văn hoá để số đông công chúng có thể tiếp cận và tạo ra giá trị kinh tế.

Tôi lấy ví dụ ở Hoàng thành Huế chẳng hạn, nếu được số hoá một phần di sản hoặc hiện vật đưa lên không gian ảo, du khách khắp nơi có thể tiếp cận, tham quan Hoàng thành Huế thông qua việc dùng kính thực tế ảo chuyên dụng hoặc đưa vào chương trình giáo dục lịch sử trên không gian số cho học sinh thay vì để các em học lịch sử một cách khô cứng. Với nguồn lực và nhân sự Nhà nước hạn chế thì khó thực hiện được ý tưởng trên, nhưng liệu chúng ta có chấp nhận xã hội hoá, để tư nhân tham gia.

– Để thu hút đầu tư PPP vào ngành công nghiệp văn hoá, theo ông, có cần thiết áp dụng cơ chế thí điểm ở một số lĩnh vực thế mạnh?

Lựa chọn PPP cần được thực hiện trên cơ sở đánh giá tài nguyên văn hoá; tính toán và lựa chọn thứ tự ưu tiên xem ngành nào có tiềm năng thu hút tư nhân, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp. Theo tôi, đây là hướng đi cần thiết.

Đã có thời gian, chúng ta quan niệm văn hoá nghệ thuật thuần tuý và thiên về bao cấp, chưa xem đây là ngành kinh doanh bình thường nên có những rào cản nhất định về mặt tư tưởng khiến cho việc kinh doanh trong lĩnh vực này có mức độ rủi ro cao.

Tôi cho rằng, khi đã thực hiện thí điểm thu hút đầu tư PPP, cần xác định đây là ngành kinh doanh, các nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực này là doanh nghiệp bình thường và tuân thủ quy định đặc thù cho ngành kinh doanh đó. Vai trò của Nhà nước là quản lý rủi ro, ngăn ngừa tác động, tác hại từ những nội dung bạo lực, nhạy cảm theo lứa tuổi, khả năng tiếp cận công chúng. Đó mới là cách quản lý hiệu quả.

– Trân trọng cảm ơn ông!

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]