>> Sửa Luật Khám bệnh, chữa bệnh: Đòi hỏi tính khả thi cao để gỡ khó cho ngành y tế

Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố lệnh của quyền Chủ tịch nước công bố Luật Khám chữa bệnh năm 2023 vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường thứ 2 vừa qua.

Ông Trần Văn Thuấn thông tin tại họp báo sáng 3.2p/NGỌC THẮNG

Ông Trần Văn Thuấn thông tin tại họp báo sáng 3/2. Ảnh: Ngọc Thắng/Thanh Niên

Đáng chú ý, tại buổi lễ công bố, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thông tin: “Trên cả nước có rất nhiều cơ sở đào tạo ngành y, tuy nhiên đầu vào khác nhau, chương trình đào tạo khác nhau, chuẩn khác nhau. Như vậy, nếu chúng ta làm không chặt đương nhiên chất lượng đầu ra sẽ có sự khác biệt. Do đó, cần có Hội đồng Y khoa quốc gia để đánh giá năng lực hành nghề”.

Hội đồng Y khoa quốc gia là tổ chức do Thủ tướng Chính phủ thành lập, là cơ quan chức năng đánh giá độc lập năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, có con dấu riêng. Hội đồng Y khoa quốc gia chủ trì, phối hợp tổ chức xã hội nghề nghiệp về khám bệnh chữa bệnh và cơ quan khác có liên quan đánh giá năng lực hành nghề.

Nói về đào tạo ngành y, từ trước đến nay, do quy mô đào tạo ngành y còn hạn chế, chỉ tiêu tuyển sinh ít nên cơ chế sàng lọc gắt gao trong tuyển sinh tự nhiên được hình thành. Điều này lại ngẫu nhiên phù hợp với một ngành đặc thù, đòi hỏi trình độ năng lực cũng như ý thức trách nhiệm cao của người học như ngành y.

Tuy nhiên, trong bối cảnh yêu cầu phải mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu đủ nhân lực ngành y của xã hội, việc chuẩn hóa những quy định nghiêm ngặt về tuyển sinh cũng như các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo ngành y là điều phải nghĩ tới.

Hẳn ai cũng biết, ngành y là một ngành đặc biệt, nên nguồn nhân lực cung cấp cho ngành này không thể sai, mà phải đúng 100%, đầu vào phải được lựa chọn kỹ càng để đảm bảo chất lượng.

Có điều, hiện nay hệ thống đào tạo ngành y tế của Việt Nam vẫn còn rất nhiều bất cập, chất lượng đào tạo đại học ngành y hiện không chỉ cách xa chuẩn mực quốc tế mà còn không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Điều này sẽ rất khó khăn khi Việt Nam bước vào Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Chẳng hạn: Nếu như ở nước ngoài, hệ Thạc sĩ và Tiến sĩ chỉ tập trung chuyên về nghiên cứu, chuyên khoa thiên về năng lực khám chữa bệnh. Thì ở Việt Nam đang bị lẫn lộn 2 khái niệm này, phải tách biệt nghiên cứu với thực hành riêng biệt.

Giáo sư Lê Quang Cường từng nhấn mạnh rằng: “Nước mình chỉ coi Thạc sĩ, Tiến sĩ là bằng cấp quốc gia, còn bằng chuyên khoa, hay bằng do Bộ Y tế cấp không phải là bằng quốc gia, dù bằng này cũng rất là quan trọng. Do đó đã xảy ra chuyện chuyển hóa bằng chuyên khoa cấp 1 thành bằng Thạc sĩ, bằng chuyên khoa cấp 2 thành Tiến sĩ. Tóm lại, bằng cấp là quan trọng, chứ không phải năng lực quan trọng”.

Ngoài ra, hiện tại đang tồn tại khá phổ biến tình trạng có những trường Đại học chuyên ngành y dược lấy điểm chuẩn đầu vào cao, nhưng nhiều trường Đại học đa ngành có khoa y định điểm xét tuyển ngành này vẫn khá thấp, chỉ nhỉnh hơn điểm sàn chút ít. Thậm chí có năm, có trường còn tuyển dưới mức sàn. Một số trường CĐ còn “mời” thí sinh vào học chỉ cần có học bạ THPT…

d

Hiện chương trình đào tạo ngành y – dược còn quá nặng về lý thuyết. Ảnh: Hải Ngân

>> Ngành Y tế: Vẫn “nóng” vấn đề tự chủ

>> Khủng hoảng ngành y: Không thể chờ quá lâu

>> Phụ cấp ngành Y – muộn còn hơn không

Trong khi đó, ở các nước có nền giáo dục Đại học và y học phát triển, các quy định về đầu vào với riêng ngành y rất ngặt nghèo, thậm chí có nước còn xem đào tạo bác sĩ là bậc sau Đại học.

Ví như ở Mỹ, Canada và các nước phát triển, đa số các trường y khoa đào tạo bác sĩ sau cử nhân, có nghĩa là bắt buộc phải hoàn thành xong bằng cử nhân các ngành học liên quan đến hóa, sinh… Sau đó tham gia kỳ thi MCAT (Medical College Admission Test) không chỉ nhằm khảo sát kiến thức các khoa học liên quan đến ngành y mà đặc biệt chú trọng đến các năng lực khác của người thầy thuốc tương lai”, chuyên gia 

Hơn nữa, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, hiện chương trình đào tạo ngành y – dược còn quá nặng về lý thuyết. Trong một Hội thảo trước đây, PGS-TS Nguyễn Ngọc Sáng cho biết: “Việc đào tạo lâm sàng là phải đào tạo thực hành nhiều nhưng hiện nay Bệnh viện thực hành quá ít, trong khi các trường lại đào tạo quá nhiều. Nhà trường đều phải dựa vào các Bệnh viện, nhưng nếu Ban Giám đốc Bệnh viện không phải người của trường thì không muốn cho các em đến thực tập”.

Biết rằng, các trường Đại học ngày càng được quyền tự chủ, nên không thể cấm mở ngành đào tạo y khoa khi trường đủ điều kiện. Nhưng hãy nhớ, ngành y rất đặc biệt, bởi “can thiệp” vào tất cả mọi người trong xã hội. Với riêng mỗi cá nhân, ngành y tác động vào mọi giai đoạn trong cuộc đời, từ khi phôi thai đến lúc ra đời, trưởng thành và trở về với cát bụi. Đối tượng phục vụ chính là người bệnh, đa số có tâm lý lo lắng, gần như phó mặc tính mạng cho thầy thuốc.

Chính vì vậy, để đổi mới chăm sóc sức khỏe thì phải bắt đầu từ trường y. Chất lượng đào tạo của trường y tốt, việc chăm sóc sức khỏe cho dân tốt. Còn nếu hoạt động đào tạo không ra sao sẽ ảnh hưởng đến hệ thống chăm sóc sức khỏe và cụ thể là người dân.

Điều này cũng có nghĩa, hệ thống các trường đang đào tạo về y, dược phải được củng cố chất lượng cả về kỹ thuật cũng như con người. Các tiêu chuẩn để mở ngành y cũng phải được nâng cấp theo hướng hội nhập quốc tế. Vì lẽ đó, có một Hội đồng Y khoa Quốc gia để đánh giá năng lực hành nghề là yêu cầu tất yếu của thực tiễn.

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]