>> Giáo viên, học sinh “được” gì từ ChatGPT?

PGS.TS. Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.

Ông Nam cho biết, phần mềm trí tuệ nhân tạo ChatGPT đang là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm trên khắp thế giới đặc biệt là với ngành giáo dục. ChatGPT là một chatbot do OpenAI phát triển đã tạo nên cơn sốt trong thời gian qua. Đây là một mô hình ngôn ngữ lớn được đào tạo để tạo ra văn bản giống như con người tạo ra.

PGS.TS Trần Thành Nam - Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội

PGS.TS Trần Thành Nam – Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

– Theo ông, điều gì khiến ChatGPT nhận được nhiều sự quan tâm gần đây nhất là đối với học sinh và giáo viên?

Theo tôi, ChatGPT nhận được nhiều sự quan tâm bởi khả năng tạo lập văn bản và lập trình AI thông minh. Bên cạnh đó, ChatGPT còn trả lời một cách tận tụy, tận tâm và chi tiết với ngôn ngữ giống như một người bạn chứ không phải là ngôn ngôn ngữ của máy. Đặc biệt, trong bối cảnh sau đại dịch khi mà chúng ta cảm thấy cô đơn, chát với ChatGPT sẽ có cảm giác mình như có một người bạn, một người đồng hành…

Trong học tập, do người dùng đưa ra những câu hỏi đánh đố ChatGPT và người dùng cảm thấy rất hứng thú khi phần mềm này trả lời và càng hứng thú hơn vi biết được độ thông minh của nó.

Chức năng ChatGPT là tạo lập văn bản và tạo hội thoại tương tác giữa con người và máy, nên nó cũng đáp ứng nhu cầu trong việc học tập cũng như giải toán, viết đoạn văn, đưa ra ý tưởng cho vấn đề của học sinh. Không chỉ vậy, ChatGPT  còn mang đến cho con người cảm giác được “tám chuyện”, được giải tỏa stress.

Vì những lẽ đó, với rất là nhiều người, ChatGPT trở nên rất hot và ấn tượng.

– ChatGPT đang từng bước tạo ra những thay đổi trong việc dạy và học, có thể viết được những bài luận hay giải một bài toán. Liệu đây sẽ trở thành một cơ hội hay một thách thức đối với giáo dục, thưa ông?

Theo tôi, ChatGPT trở thành cơ hội hay thách thức là do cách nhìn và cách nhận thức của mỗi người.

Trước đây, khi máy tính điện tử cầm tay ra đời, đã có những người lo lắng, sợ rằng học sinh sẽ lười tư duy toán, nhưng thực tế, chúng ta vẫn học toán đấy thôi. Hiện nay chúng ta vẫn mang máy tính điện tử cầm tay vào để hỗ trợ tính toán và tất nhiên là ChatGPT đang làm thay con người rất nhiều từ việc viết luận, làm thơ, viết code, thế nhưng ta hãy xem nó cũng giống như một công cụ để hỗ trợ hơn là một mối đe dọa.

Tôi nghĩ rằng bản thân mô hình Chabot AI này làm được rất là nhiều thứ, nhưng có những thứ rất đặc trưng của con người nó sẽ không làm được như sự sáng tạo hay là tư duy phản biện.

ChatGPT cũng không thể nào tự đưa ra một quan điểm hoàn toàn mới mà không dựa trên những thông tin đã có ở trên internet. Nó cũng không thể có một lập trường để bảo vệ quan điểm này tốt hơn bảo vệ quan điểm kia. Vì vậy nó sẽ ảnh hưởng đến giáo dục, nhưng hãy nhìn nó ảnh hưởng đến giáo dục theo nghĩa là giáo dục cũng phải tự cập nhật và đổi mới.

Nếu chúng ta chỉ có dạy cho học sinh những kiến thức có sẵn ở trong sách giáo khoa, thì ChatGPT có thể thay thế những giáo viên truyền thống. Nền giáo dục của chúng ta đang chuyển trọng tâm từ dạy chữ sang dạy người, các phẩm chất của con người thì chỉ có con người dạy được thôi. ChatGPT không thể nào dạy được phẩm chất con người hay truyền cảm hứng học tập, cũng như dạy một số kỹ năng mà học sinh cần thiết. 

>> ChatGPT có thể “xâm chiếm” ngành tài chính?

>> ChatGPT và cơ hội đổi mới ngành giáo dục

>> ChatGPT không chỉ là giải trí

ChatGPT nhanh chóng viết 1 đoạn văn về chủ đề người trẻ thất nghiệp sau khi ra trường. Ảnh: VOV 

ChatGPT nhanh chóng viết 1 đoạn văn về chủ đề người trẻ thất nghiệp sau khi ra trường. Ảnh: VOV 

– Nhiều người lo lắng giáo dục chịu tác động lớn khi ChatGPT phát triển, điển hình như học sinh dùng nó để gian lận thi cử, gian lận trong làm luận án… Quan điểm của ông về vấn đề này?

Thực tế cho thấy gian lận luôn là vấn đề mà trước khi ChatGPT ra đời chúng ta đang đối diện và khi có ChatGPT, nó chỉ làm cho vấn đề có nguy cơ hơn thôi. Cái chính chúng ta cần phải giải quyết được cái lõi của vấn đề – đó là tại sao người ta lại gian lận chứ không phải là có ChatGPT thì mọi người gian lận.

Chúng ta toàn đánh giá cá nhân và sự thành công của con người bằng điểm số, hay nói cách khác, chúng ta nghĩ đến chủ nghĩa thành tích, nếu chúng ta cho rằng chúng ta không còn coi trọng thành tích, không đánh giá một cá nhân thông qua thành tích nữa thì tự nhiên mọi người sẽ ít gian lận.

Tuy nhiên, những lo lắng về sự gian lận như vậy cũng chỉ là chuyện nhỏ. Chúng ta sợ sinh viên gian lận nhờ ChatGPT, nhưng thực tế hiện nay trên mạng có đầy những quảng cáo dịch vụ viết luận văn hộ, thi hộ tràn lan trên mạng, điều này đáng lo hơn.

Hãy những trao đổi thẳng thắn đối với người học về chính sách liêm chính trong học thuật. Hãy để cho các em thấy rằng được phép sử dụng ChatGTP như một công cụ hỗ trợ bằng công nghệ, nhưng sự hỗ trợ ấy sẽ không giúp cho các em qua môn, học sinh cần phải có thêm được cái sự đầu tư, sáng tạo của từng cá nhân nữa.

Quan trọng hơn, giáo viên sẽ phải thay đổi cách kiểm tra, đánh giá, dạy học theo cách tiếp cận dựa trên năng lực. Dạy học bằng cách đưa ra những câu hỏi kích thích tư duy sáng tạo, coi trọng tư duy phản biện trong quá trình kiểm tra, đánh giá hơn là trí nhớ.

– Vậy theo ông, chúng ta nên tận dụng ChatGPT như thế nào để giáo viên, học sinh sẽ được những lợi ích gì từ ChatGPT ?

 Thực tế có rất nhiều cách để ta tận dụng ChatGPT. Chúng ta có thể dùng ChatGPT làm bản nháp để xây dựng ý tưởng công việc, qua đó giúp ta tiết kiệm thời gian để làm việc nhanh hơn. Dựa trên dàn ý đầu tiên, bộ óc tư duy sáng tạo và phản biện của từng cá nhân sẽ viết tiếp để tạo nên những bài luận chất lượng nhất.

Ngoài ra, ta có thể đặt câu hỏi cho ChatGPT trả lời, sau đó chúng ta chấm điểm luôn chính sản phẩm ChatGPT tạo ra để xem ChatGPT có những gì chính xác, có những gì chưa chính xác, qua đó sẽ học được nhiều thứ hơn. Chúng ta học được những cái cái chung của trí thông minh nhân tạo và chúng ta có thể phê phán nó để sản phẩm này có sự hoàn hảo hơn.

Nếu muốn hiểu được khái niệm, muốn hiểu được cái cách thức hành văn, chúng ta có thể là đưa ra yêu cầu ChatGPT phải giải thích khái niệm này cho đứa trẻ năm tuổi, giải thích khái niệm này cho sinh viên giải năm nhất, hay giải thích khái niệm này cho cả một chuyên gia để xem cách nó sử dụng ngôn ngữ giải thích khái niệm như thế nào. Khi ChatGPT giải thích một khái niệm, ta có thể học thêm được nguồn vốn từ vựng lớn, bạn có thể đưa ra 1 khái niệm của riêng bạn mà nó còn tích hợp cả những đặc điểm của trí thông minh nhân tạo.

Nếu sử dụng đúng cách, ChatGPT có thể là một người bạn trong lớp học và là một công cụ tuyệt vời cho học sinh và giáo viên. 

– Xin cảm ơn ông!

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]