>> Tăng giá bán lẻ điện bình quân là bất khả kháng?

Lãnh đạo EVN đánh giá, 2022 là năm cực kỳ khó khăn với ngành điện - Ảnh minh họa: DV

Lãnh đạo EVN đánh giá, 2022 là năm cực kỳ khó khăn với ngành điện – Ảnh minh họa: DV

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 02/2023/QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân. Với việc điều chỉnh này, giá điện dự báo sẽ được điều chỉnh tăng trong năm 2023.

Theo quyết định, khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) như sau: mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh; mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.

So với Quyết định 34/2017/QĐ-TTg thì khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh như sau: mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu tăng 220,03 đồng/kWh (mức giá cũ là 1.606,19 đồng/kWh); mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa tăng  537,67 đồng/kWh (mức giá cũ là 1.906,42 đồng/kWh).

Khung giá bán lẻ điện bình quân là mức sàn và trần để Chính phủ quy định giá bán lẻ điện bình quân. Khung này cùng với kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022 sẽ là cơ sở để Bộ Công Thương ra quyết định về giá bán lẻ điện bình quân sẽ áp dụng năm nay.

“Đây là cơ sở để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xây dựng các phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện. Nếu thông số đầu vào thay đổi làm giá bán lẻ điện bình quân tính toán tăng từ 3% trở lên và trong khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân thì giá điện được phép điều chỉnh tăng, nếu giảm thì giá điện được điều chỉnh giảm”. – Ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) nói.

Trước đó, tại hội nghị “Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023” do Bộ Công Thương tổ chức ngày 3/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh giá điện của Việt Nam không thể giống nước phát triển, giá quá cao thì người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế không chịu được.

Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương phải suy nghĩ thấu đáo vấn đề này theo tinh thần lợi ích hài hòa, khó khăn và rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, đồng thời tránh điều hành “giật cục”, cân bằng, hài hòa, hợp lý giữa lạm phát và tăng trưởng.

Theo các chuyên gia, tăng giá điện cần sự tính toán cụ thể để đảm bảo hài hòa lợi ích - Ảnh minh họa: VNB

Theo các chuyên gia, tăng giá điện cần sự tính toán cụ thể để đảm bảo hài hòa lợi ích – Ảnh minh họa: VNB

>> Đề xuất các giải pháp cho EVN ngoài phương án điều chỉnh giá điện

>> Năm 2023 cần điều chỉnh giá điện phù hợp

>> Bộ Công Thương sẽ cân nhắc việc điều chỉnh giá điện

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cho rằng mức tăng này dao động trong phạm vi rất hẹp, do đó về cơ bản giá điện không tăng, ngành điện sẽ tiếp tục lỗ.

“Khung giá điện mà Chính phủ mới ban hành không đủ để bù đắp chi phí đầu vào của ngành điện nên ngành điện sẽ tiếp tục lỗ. Nếu ngành điện tiếp tục lỗ thì rất có thể xảy ra nguy cơ thiếu điện, trong khi đó Quy hoạch điện VIII chưa được phê duyệt, rất nhiều dự án trong tổng sơ đồ điện VII cũng chưa được hoàn thành” – ông Ngãi nhấn mạnh.

Được biết, mới đây, Bộ Công Thương đã có văn bản yêu cầu EVN xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 và xây dựng lộ trình, mức độ điều chỉnh phù hợp trong trường hợp cần điều chỉnh tăng giá điện, trên cơ sở EVN phải hoàn thành báo cáo quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2022, báo cáo tài chính của công ty mẹ tập đoàn và các đơn vị thành viên. Đồng thời, EVN phải làm việc với các đơn vị kiểm toán độc lập có uy tín để kiểm toán các báo cáo trên theo đúng quy định.

Liên quan đến vấn đề này, TS Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Mekong nhấn mạnh: “Thủ tướng đã nói rõ quan điểm cần ban hành cơ chế bán điện trực tiếp, đó là vấn đề cấp bách phải làm sớm. Điện luôn đi trước một bước mới thúc đẩy được nền kinh tế phát triển”. 

Còn theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, khi xem xét giá bán điện cần cẩn trọng tất cả các chi phí liên quan như phát điện, truyền tải, bán buôn, bán lẻ… Làm sao phải công khai, minh bạch các chi phí cấu thành giá điện từ đó có mức tăng hợp lý.

Ông Đinh Trọng Thịnh cho rằng, ngành điện rất đa dạng gồm điện than, điện khí, điện gió, điện mặt trời… Vấn đề quan trọng là phải làm rõ cơ cấu giá điện hiện nay ra sao, tỷ trọng điện chiếm tổng sản lượng điện cung cấp cho nền kinh tế ra sao. Vị chuyên gia này đề xuất điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường là hợp lý nhưng điều quan trọng là phải công khai, minh bạch các chi phí các chi phí đầu ra, đầu vào.

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]