Nga đang gặp khó trên chiến trường Ukraine

Nga đang gặp khó trên chiến trường Ukraine

>> Chiến sự Nga- Ukraine: “Hé lộ” cách Nga né lệnh trừng phạt

Chiến sự Nga – Ukraine đã bước sang năm thứ 2 nhưng cục diện của nó vẫn rất khó đoán định. Nga với lực lượng quân sự vượt trội nhưng không thể giành ưu thế trước một Ukraine nhận được ngày càng nhiều khí tài quân sự từ Mỹ và phương Tây. Đâu là nguyên nhân của việc này?

Trước hết, giới quan sát nhận định việc Tổng thống Nga Putin giữ kín ý định tấn công Ukraine trong chính nội bộ chính quyền Nga đã là một sai lầm. Nhiều quan chức Nga không biết thông tin gì về lệnh tấn công vài ngày hoặc thậm chí vài giờ trước khi nó bắt đầu. Việc này khiến nhiều bộ, ngành của Nga có ít thời gian chuẩn bị cho xung đột.

Thứ hai, cách tiếp cận cuộc chiến bằng bộ binh của Nga đã gây ngạc nhiên lớn cho các chuyên gia quân sự. Theo học thuyết quân sự truyền thống, Nga sẽ tiến hành đánh phủ đầu bằng tên lửa và không quân nhằm phá hủy các cơ sở hạ tầng quan trọng và triệt tiêu sức phòng thủ của Ukraine trước khi đưa quân vào. Thực tế đã cho thấy điều ngược lại. Hậu quả là bộ binh Nga thiệt hại nặng nề trước sức chiến đấu của Ukraine.

Bên cạnh đó, Moscow cũng đi ngược lại truyền thống của quân đội Nga khi ra lệnh tiến công Ukraine trên nhiều hướng cùng một lúc. Điều này đã khiến hệ thống hậu cần của Nga bị kéo căng và không thể phát huy hiệu quả trên chiến trường. Nếu Nga tiến hành không kích và bắn tên lửa trước đó vài ngày, hoặc thu hẹp khoảng cách các hướng tiến công, có lẽ họ đã có kết quả tích cực hơn. Có thể phía Nga phỏng đoán rằng Ukraine sẽ không kháng cự nhiều trong khi phương Tây không kịp trở tay viện trợ vũ khí cho Ukraine. Nhưng trên thực tế, Nga đã bất ngờ trước một Ukraine quyết tâm và đã được hỗ trợ bởi tình báo và vũ khí phương Tây.

Thứ ba, cấu trúc quân đội Nga hiện nay dường như không sẵn sàng cho một cuộc chiến dài hơi. Sau khi Liên Xô tan rã, lực lượng quân sự cồng kềnh đã trải qua nhiều quá trình cải tổ với mục tiêu tinh gọn theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp và linh hoạt hơn mà điển hình là chương trình “Diện mạo mới” năm 2008.  Nhưng trong chiến sự Nga- Ukraine, lực lượng quân đội Nga đã bộc lộ những yếu điểm.

Quân đội Ukraine cân bằng ưu thế nhờ hỗ trợ mạnh mẽ từ phương Tây

Quân đội Ukraine cân bằng ưu thế nhờ hỗ trợ mạnh mẽ từ phương Tây

Lực lượng quân đội được tinh gọn của Nga dường như không phù hợp với một cuộc chiến kéo dài. Các binh sĩ chuyên nghiệp được thành lập dưới dạng đơn vị chiến thuật cấp tiểu đoàn (BTG) dường như hiệu quả hơn trong các xung đột ngắn ngày như tại Ukraine năm 2014 hay chiến trường Syria. Thế nhưng, chúng tỏ ra không phù hợp cho các cuộc chiến dai dẳng dọc theo các chiến tuyến rộng lớn như hiện nay.

>> Nga có mạo hiểm dùng vũ khí hạt nhân ở Ukraine?

Nội dung huấn luyện binh sĩ Nga cũng thiếu sự chuẩn bị cho các tình huống và điều kiện chiến trường Ukraine. Điển hình, nhiều phi công Nga chưa được huấn luyện trong môi trường rừng rậm ở Ukraine, khiến họ phải hạ tầm bay để tấn công các mục tiêu. Điều này dẫn đến một số lượng lớn máy bay Nga bị trúng tên lửa phòng không của Ukraine. Trên thực tế, thay vì huấn luyện cho các binh sĩ những kịch bản họ có thể phải đối mặt ở Ukraine, Nga chỉ duy trì các đơn vị án binh bất động gần biên giới Ukraine suốt gần một năm trước cuộc chiến.

Kho vũ khí hiện đại của Nga cũng bộc lộ những sai sót. Tỷ lệ thất bại cao của tên lửa và xe tăng Nga làm dấy lên nghi ngờ về chất lượng sản xuất vũ khí của quân đội Nga. Chưa kể, các báo cáo của Ukraine cho thấy nhiều đơn vị Nga không đủ quân số khi tấn công. Điều này đặt ra những nghi ngờ về việc một số đơn vị báo cáo sai quân số để tham nhũng, khiến lãnh đạo Nga đánh giá sai về số lượng và chất lượng lực lượng Nga.

Các chuyên gia quân sự cho rằng những ưu thế của quân Nga dường như đã bị tiêu tan bởi những sai lầm chiến lược của nước này. Thế nhưng, Moscow đang nhanh chóng rút kinh nghiệm từ các bài học và nung nấu những điều chỉnh nhằm định đoạt cục diện chiến sự Nga- Ukraine. Tham vọng của điện Kremlin không chỉ dừng lại ở những vùng đất mà quân đội Nga đang kiểm soát, như chính Tổng thống Putin đã thừa nhận Nga sẽ sẵn sàng trải qua “một quá trình lâu dài” để làm điều đó.

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]