>> ChatGPT và tác động đến thị trường lao động Việt Nam

Đặt trong bối cảnh của thế giới hiện đại, AI hướng tới sự phát triển, nâng cao năng suất và đạt được sự hiệu quả cao hơn trong công việc, cũng như học tập. Đó là những khía cạnh có ảnh hưởng lớn đối với ngành giáo dục.

Bình tĩnh đón nhận ChatGPT

Chia sẻ tại Tọa đàm “ChatGPT, trí tuệ nhân tạo, lợi ích và thách thức đối với giáo dục” chiều 13/2, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, công nghệ thông tin trong nhiều thập kỷ qua mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Sự ra đời của những công nghệ mới, công cụ mới đều giúp cho công việc của chúng ta trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. Đặc biệt trong ngành giáo dục, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại Toạ đàm “ChatGPT, Trí tuệ nhân tạo - Lợi ích và thách thức đối với giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại Toạ đàm “ChatGPT, Trí tuệ nhân tạo – Lợi ích và thách thức đối với giáo dục”. 

Bàn về những lợi ích trước sự xuất hiện của ChatGPT, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chia sẻ: “Lợi ích của ChatGPT mang lại là tăng năng suất, chất lượng quá trình dạy và học. Kiểm tra đánh giá sẽ phải thay đổi điều chỉnh, có nhiều cách để thay đổi, thời gian tới, các chuyên gia giáo dục sẽ đưa ra nhiều giải pháp trong hoạt động kiểm tra, đánh giá người học. Hiện nay, chúng ta đã đổi mới phương pháp dạy và học, hướng tới phát triển năng lực người học, nên kiểm tra đánh giá sẽ tập trung vào năng lực người học thay vì kiểm tra kiến thức, đó cũng là cách chúng ta đã tiến hành”.

Bên cạnh những lợi ích, nhiều người lo lắng vai trò người thầy sẽ mất đi, giáo dục cũng sẽ có những thách thức rất lớn. Tuy nhiên, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng: “Trước kia, ngành giáo dục, các nhà giáo có một đặc quyền là truyền bá tri thức, có câu nói “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Hiện nay, với ứng dụng khoa học công nghệ, vai trò người thầy chắc chắn sẽ không mất đi nhưng ngày một thay đổi”.

Trong lịch sử đã có xuất hiện của nhiều công nghệ mới hay sự ra đời của công nghệ dạy học trực tuyến, người thầy phải làm sao để tận dụng được tốt những công cụ này cũng như để hạn chế những mặt trái, tác động tiêu cực của trí thông minh nhân tạo với giáo dục.

“Chắc chắn những công nghệ này sẽ tác động một cách căn bản và toàn diện tới mọi mặt trong ngành giáo dục, từ chương trình giáo dục, cho tới vai trò người thầy, cách tổ chức dạy và học, cách tiếp cận học liệu, cách tiếp cận với tri thức của người học. Đặc biệt là vai trò cá nhân hóa, cá thể hóa quá trình học tập của người học, và ngày càng hướng tới quá trình dạy và học, hướng tới người học nhiều hơn là người dạy”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Hải Tùng, Hiệu trưởng Trường Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, giới công nghệ và người làm khoa học đón nhận sản phẩm ChatGPT rất bình tĩnh. Đây đơn giản là một mô hình thuật toán, chỉ được coi là một công cụ chứ chưa có suy luận, sáng tạo như một con người. Vấn đề đặt ra là cần phải trang bị cho người dùng, đặc biệt là học sinh, sinh viên cách thức sử dụng công cụ AI có trách nhiệm.

Các chuyên gia tham gia tọa đàm. 

Các chuyên gia tham gia tọa đàm. 

>> ChatGPT và mối nguy với những “ông trùm” tỷ đô

>> ChatGPT có thể “xâm chiếm” ngành tài chính?

>> ChatGPT và cơ hội đổi mới ngành giáo dục

Cơ hội đổi mới giáo dục 

ChatGPT là một bước tiến, xu thế tất yếu của công nghệ, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp dạy và học, ngành giáo dục cần phải thích nghi, thay đổi hoàn toàn phương thức giáo dục truyền thống, tận dụng công nghệ để thúc đẩy phát triển giáo dục.

Nhìn nhận ChatGPT như một cơ hội đổi mới trong giáo dục, PGS. TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm: “Sự xuất hiện của ChatGPT là cơ hội đổi mới trong ngành giáo dục, trí tuệ nhân tạo có thể giảm tải cho giáo viên khỏi một số công việc. Đây cũng là cơ hội để giúp ta chuyển đổi triệt để hơn như tập trung thay đổi dạy học từ nội dung sang năng lực, dạy kiến thức sang dạy người, cơ hội để học sinh thúc đẩy việc dạy học theo hướng cá nhân hoá. Hãy khuyến khích sử dụng ChatGPT một cách khôn ngoan, hình thành năng lực số, tận dụng công cụ số để phục vụ cho sự phát triển nghề nghiệp của cá nhân mình”.

Trong bối cảnh giáo dục hiện nay, ChatGPT đang tạo ra sự yêu cầu thay đổi một cách đồng bộ hơn đối với những người làm công tác giáo dục. GS. TS. Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn cho rằng: “Cần có lộ trình nhất định đối với việc ứng dụng công nghệ nhân tạo vào đổi mới giáo dục. Sự nhất quán trong quản lý cũng cần quan trọng. Đây cũng được xem là cơ hội tiếp tục đổi mới nhận thức trong đội ngũ giảng viên về yêu cầu dẫn dắt, khả năng truyền thụ Vai trò dẫn dắt của người thầy không thể thay thế nhưng sẽ phải thay đổi. Chúng ta nên nhìn nhận sự thay đổi cả về chính sách và thực tiễn. Với giáo viên phải biết tận dụng các thế mạnh của công nghệ, thực hiện công tác kiểm tra đánh giá qua tư duy phản biện. Quan trọng nhất là việc chuyển từ giảng dạy theo kiến thức cũ sang việc ta sẽ tổ chức các phương pháp giúp các em có môi trường học tập tốt hơn.”

Bộ GD&ĐT và ngành đã chủ động tìm hiểu và nhận thức rõ cơ hội cũng như thách thức đặt ra của ChatGPT và AI đối với giáo dục, sẽ sớm có những nghiên cứu thấu đáo và hành động phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực, phát huy hiệu quả tác động tích cực của AI nói chung và ChatGPT nói riêng trong giáo dục.

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]