>> “Rộng cửa” cho tín dụng xanh

LTS: Việt Nam đang tích cực triển khai lộ trình sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý nhằm huy động nguồn tài chính xanh, công nghệ xanh và khuyến khích hoạt động sản xuất và đầu tư xanh, thực hiện chuyển đổi xanh.

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn, giảm dần sử dụng các nguyên liệu hóa thạch và tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong phát triển kinh tế đang là xu thế và hướng đi của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, để ứng phó có hiệu quả với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Xu hướng xanh

Hiện nay sản phẩm xanh, kinh tế tuần hoàn đang và ngày càng trở nên quan trọng với các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, cũng như với nền kinh tế phát triển bền vững. Nếu đi theo xu hướng này, các doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế để có thể phát triển, cạnh tranh tốt hơn trên mọi thị trường.

Thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là dệt may, cũng đã có những sự chuẩn bị nhất định đối với yêu cầu xanh, kể từ khi có các Hiệp định FTA, cụ thể và gần nhất, của một trong những thị trường lớn nhất là EVFTA.

Sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua, nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu thị trường sẽ trở lại trong năm nay, chúng ta sẽ đọc và gặp được đúng những kỳ vọng nếu như chúng ta có sự chuẩn bị đầy đủ cho câu chuyện sản phẩm xanh và kinh tế tuần hoàn này.

Dù vậy, cơ hội có thể đến song thực tế chung cho thấy, chúng ta vẫn đang phải tái cấu trúc lại, chưa thể sẵn sàng tối ưu cho công tác bán hàng ở mọi thị trường. Nhiều doanh nghiệp sẽ phải tiếp tục hoàn thiện thị trường để đảm bảo đáp ứng các sản phẩm các sản phẩm xanh, sạch, tiến đến thực thi theo như mục tiêu Net Zero vào 2050 như Thủ tướng Chính phủ đã cam kết. Tôi cho đấy là một cơ hội nhưng cũng là một thách thức mà một trong những thách thức lớn nhất đó là vấn đề về nguồn vốn để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh.

Cơ chế hỗ trợ

Từ thực tế chung của doanh nghiệp và mức đầu tư cho công nghệ, chuyển đổi xanh, cái khó nhất của doanh nghiệp hiện nay khi chuyển đổi xanh vẫn là vấn đề tài chính. Bên cạnh đó là vấn đề công nghệ, các tiêu chuẩn công nghệ xanh và sự đồng nhất tiêu chuẩn ở mọi thị trường. Nhưng giả định là chúng ta nắm rõ, biết rõ tiêu chuẩn công nghệ xanh, yêu cầu xanh cụ thể của thị trường, thì tiền đâu để đầu tư công nghệ đó vẫn là bài toán trên hết.

Viet

Việt Thắng Jean đã sẵn sàng cho chuyển đổi xanh để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh. Ảnh: VitaJean

Chẳng hạn như chúng tôi đã nắm rõ yêu cầu, tiêu chuẩn xanh của thị trường EU, thì vấn đề sẽ nằm ở chỗ để đầu tư công nghệ đáp ứng tiêu chuẩn đó bắt buộc là công nghệ 4.0, không thể sử dụng công nghệ khác ngoài 4.0, tức các giai đoạn đầu tư đồng bộ trước đây chúng ta đã có với công nghiệp hỗ trợ hầu như sẽ không còn tương thích. Có nghĩa là vốn đầu tư xanh sẽ rất lớn.

Nhà nước đang nghiên cứu để đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ có thể chuyển đổi sang bằng công nghệ mới, đáp ứng các tiêu chuẩn xanh. Chúng tôi đang kiến nghị với Nhà nước về vấn đề doanh nghiệp chuyển đổi xanh cần được hỗ trợ, với trọng tâm là hỗ trợ tài chính, tín dụng, ưu tiên các doanh nghiệp chuyển đổi xanh được tiếp cận nguồn tài chính có chi phí thấp nhất.

Riêng với doanh nghiệp Việt Thắng chuyên về sản phẩm jean, chúng tôi đã chuẩn bị từ vùng nguyên liệu, công nghệ để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, cam kết xanh. Phía các đối tác khách hàng cũng sẵn sàng cho chúng tôi lộ trình để tiến đến đáp ứng các tiêu chuẩn, cam kết này. Năm 2023, chúng tôi chờ đợi sự phục hồi của thị trường EU, nơi đang đề cao các tiêu chuẩn xanh theo EVFTA trong lĩnh vực dệt may để tăng tốc xuất khẩu. Chúng tôi đã vận động các doanh nghiệp cũng như chia sẻ, chuyển tải các kinh nghiệm chuyển đổi xanh.

Cơ chế hỗ trợ
 
 

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]