Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản số 717/GTVT-KHĐT, trả lời kiến nghị cử tri Quảng Ninh về tuyến đường sắt bị “treo” hàng thập kỷ Yên Viên – Cái Lân.
>>Quảng Ninh: Người dân “sống mòn” bên dự án treo
Dự án tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân có chiều dài 131km, tổng mức đầu tư trên 7.600 tỷ đồng. Năm 2005, dự án được đưa vào khởi công nhưng sau đó phải tạm đình hoãn theo chủ trương cắt giảm đầu tư công tại Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP của Chính phủ và rơi vào tình trạng “tê liệt” suốt từ đó đến nay.
Tiếp tục huy động nguồn vốn, sớm thực hiện dự án
Tính đến thời điểm này dự án đã bị đình trệ hơn 17 năm, gây lãng phí tài nguyên đất, kìm hãm sự phát triển kinh tế, khiến cuộc sống của người dân trong vùng dự án gặp nhiều khó khăn. Do đó, tỉnh Quảng Ninh đã liên tiếp gửi văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải đốc thúc dự án.
Mới đây, sau Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản số 717/GTVT-KHĐT trả lời kiến nghị cử tri Quảng Ninh về tuyến đường sắt Yên Viên – Cái Lân.
Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải thông tin, dự án được phê duyệt đầu tư đã lâu, đã có nhiều thay đổi về định hướng phát kinh tế – xã hội của địa phương, khu vực dự án đi qua nên phương án đầu tư dự án cần phải được nghiên cứu cẩn trọng, kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả. Bộ đã giao Ban Quản lý dự án đường sắt lựa chọn tư vấn đề tiến hành đánh giá tổng thể hiệu quả, phương án đầu tư, lập điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trong năm 2024.
Trong thời gian chưa tiếp tục triển khai đầu tư, Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp với địa phương, các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn trong khu vực dự án; đồng thời, tiếp tục huy động nguồn vốn đề thực hiện sớm thực hiện đầu tư tuyến đường sắt này.
Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân có vai trò quan trọng trong phát triển hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Văn bản của Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ, dự án được triển khai từ năm 2005, tuy nhiên, giai đoạn năm 2008 – 2011, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên phải đình hoãn, giãn tiến độ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ và do nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn các giai đoạn 2 vừa qua bố trí cho Bộ Giao thông Vận tải hạn chế, phải cân đối, ưu tiên bố trí đầu tư các công trình động lực theo các Nghị quyết của Đảng, Nhà Nước, Chính phủ nên chưa thể bố trí nguồn vốn đầu tư hoàn chỉnh tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân.
Cần sớm có câu trả lời cho dự án
>>>“Lối thoát” nào cho “Dự án treo” di dời ga đường sắt Đà Nẵng?
>>>Tạo cơ chế ràng buộc để xoá dự án treo
Đến nay, dự án mới hoàn thành đưa vào khai thác tiểu dự án 1 đoạn Hạ Long – Cái Lân. Tuy nhiên hiệu quả khai thác lại rất hạn chế do phải đấu nối với tuyến đường sắt cũ khổ 1.435mm từ Hạ Long về Kép (Bắc Giang). Do đó, tàu từ Hạ Long về Yên Viên (Hà Nội) vẫn phải chạy trên đường sắt Kép – Hạ Long, vừa chậm, vừa khó kết nối với các tuyến đường khổ 1.000mm khác, khiến đường sắt từ Hạ Long tới Hà Nội lâm vào cảnh thiếu khách, đói hàng. 3 tiểu dự án còn lại là Yên Viên – Lim, Lim – Phả Lại, Phả Lại – Hạ Long mới triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng, thi công nên đường và một số hạng mục trên tuyến.
Thời gian qua, việc chậm tiến độ dự án đã cho thấy, người dân dọc tuyến đường (từ thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí đến thành phố Hạ Long) bị ảnh hưởng rất lớn. Các hộ dân trong phạm vi dự án không được xây dựng, sửa chữa nhà ở, không tách thửa, chuyển quyền sử dụng đất, không được cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống các hộ dân. Do đó, các cử tri đề nghị Chính phủ nghiên cứu về tính khả thi của dự án; sớm bố trí nguồn vốn để tiếp tục thực hiện hoặc hủy bỏ việc thực hiện dự án.
Anh Nguyễn Xuân Trường, tổ 8, khu 7, phường Thanh Sơn, TP. Uông Bí cho biết, do vướng quy hoạch, các hộ dân chúng tôi phải sống trong tình trạng không được xây dựng, sửa chữa nhà ở. Mặt khác, cơ sở hạ tầng không được đầu tư xây dựng khiến cuộc sống người dân rất vất vả, tạm bợ.
Cũng theo anh Trường, sau thời gian chờ đợi xây dựng không được, vì nhu cầu cấp thiết của cuộc sống, anh đang muốn chuyển cả nhà đi nơi khác và nhượng nhà đất cho người khác. Tuy nhiên, thành phố không cho chuyển nhượng vì nằm trong vùng dự án. “Dự án đã “treo” từ rất lâu nên chúng tôi rất mong nếu thực hiện dự án thì thực hiện sớm, còn không thì đề nghị hủy dự án để bảo đảm quyền lợi người dân” – anh Trường nói.
Theo tính toán của Ban Quản lý dự án Đường sắt, để có thể đưa vào khai thác, Dự án cần thêm khoảng 5.268 tỷ đồng. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư công trung hạn 2016 – 2020 không bố trí bất cứ khoản kinh phí nào để hoàn thiện dự án, nên nguồn hy vọng duy nhất mà Ban Quản lý dự án Đường sắt trông vào để làm sống lại tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân vẫn là từ xã hội hóa đầu tư.
Nếu như việc gọi vốn tư nhân vào hạ tầng đường sắt không đạt kết quả, nhiều khả năng dự án Tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân sẽ “treo” vẫn hoàn “treo”.
[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]
[wpcc-script]