Các công ty làm AI (trí tuệ nhân tạo) vẽ tranh, viết nội dung đang phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện. Sự việc này rất quen thuộc trong lịch sử phát triển công nghệ.
>>Tương lai của những AI “kiểu ChatGPT” (Phần 4)
Microsoft và OpenAI, cha đẻ của DALL-E (một AI vẽ tranh) và ChatGPT, đang phải đối mặt với một vụ kiện cáo buộc họ sử dụng trái phép mã mà các nhà phát triển đã thêm vào GitHub. Tháng trước, các nghệ sĩ đã kiện các công cụ tự động vẽ tranh dựa trên trí tuệ nhân tạo như Stability AI.
Cần phải nhắc lại sơ lược một chút về cách thức hoạt động, viết nội dung, vẽ tranh của các AI này để hiểu rõ hơn về lý do của các vụ kiện tụng.
Các AI này sẽ đi thu thập rất rất nhiều những bài viết, nội dung, tranh ảnh từ khắp nơi trên mạng. Sau đó phân tích, phân loại những dữ liệu đó theo nhiều tiêu chí khác nhau. Khi người dùng đưa ra 1 yêu cầu, ví dụ vẽ một bức tranh thỏa mãn 3 tiêu chí chẳng hạn. AI sẽ lục trong kho dữ liệu kia, nhặt ra một hoặc một phần của những nội dung đã thu thập, “xào xáo” để ra thành phẩm đáp ứng yêu cầu của người dùng.
Vấn đề là những dữ liệu mà AI thu thập đó, rất nhiều là nội dung có bản quyền và tuyệt đại đa số AI đi thu thập một cách tự động mà không xin phép. Và thế là các tác giả bây giờ đứng ra kiện.
Giai đoạn kiện tụng này có thể còn mới đối với AI, nhưng lại là chuyện rất quen thuộc mỗi khi có một công nghệ, sản phẩm mới nào vừa ra đời. Lịch sử cho thấy rất nhiều sản phẩm mới, công nghệ mới ra đời đều phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện tụng, đặc biệt là về vấn đề bản quyền. Vậy những AI tạo nội dung (ví dụ như ChatGPT), vẽ hình lần này có đường hướng gì để giải quyết?
Theo cây bút Peter Kafka của kênh truyền thông Vox, sự trỗi dậy của AI có sự tương đồng với sự phát triển của ngành công nghiệp âm nhạc.
>>Google “tiến thoái lưỡng nan” trước ChatGPT (Phần 3)
Hãy nhớ lại Naster. Đó là một dịch vụ chia sẻ tệp, nơi người sử dụng có thể tải xuống một bài hát qua internet miễn phí (mặc dù tải được 1 bài mất cả hàng giờ).
Phiên bản đầu tiên của Napster đã sụp đổ sau một loạt vụ kiện từ các nghệ sĩ và nhãn hiệu coi dịch vụ này là phương tiện để ăn cắp âm nhạc. Và như một luật sư từng tham gia các vụ kiện các hãng thu âm chia sẻ, nhiều người sáng tạo và các công ty sáng tạo cũng sẽ coi AI là kẻ ăn cắp tác phẩm của họ.
Giống như Napster, AI liên quan đến việc chia sẻ. Hầu hết các công cụ AI thu thập dữ liệu trên web, thu thập tài liệu từ nhiều nguồn, sau đó phát triển sản phẩm của mình. Nhiều nguồn trong số đó có bản quyền hoặc chỉ có sẵn khi được cấp phép.
Vụ kiện chống lại Microsoft và OpenAI về cơ bản lập luận rằng các công cụ AI không tuân thủ các giao thức thích hợp để sử dụng mã được chia sẻ với GitHub.
Ở chiều ngược lại, những người ủng hộ AI cho biết máy móc đang “học hỏi” chứ không phải ăn cắp và tạo ra thứ mới từ sự kết hợp của các vật liệu hiện có.
Làm thế nào để tất cả điều này được giải quyết? Sau Napster, ngành công nghiệp âm nhạc đã tiến hành một cuộc chiến không cân sức trước internet trong thập kỷ tiếp theo trước khi đầu hàng — và kiếm được khoản tiền khổng lồ bằng cách cấp phép các bài hát cho những công ty phát trực tuyến.
Như vậy, có thể dự đoán, khi được thương mại hóa, các công ty làm AI sẽ phải bớt một phần doanh thu để trả cho các tác giả, như là những Apple Music hay Netflix trả tiền bản quyền cho các hãng thu âm, hãng làm phim.
[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]
[wpcc-script]